+ Năm 2004, toàn tỉnh có 751 HTX; trong đó có 370 HTX DV nông nghiệp, 90 HTXCN – TTCN, 138 HTX DV điện nông thôn, 24 HTX GTVT, 12 HTX xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, 66 Quỹ tín dụng nhân dân, 24 HTX thuộc các lĩnh vực khác…
+ Đến hết tháng 6 năm 2007, toàn tỉnh có 810 HTX, 01 Liên hiệp HTX, trong số 810 HTX có 335 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, 19 HTX thương mại dịch vụ, 17 HTX xây dựng, 27 HTX GTVT, 75 HTXCN-TTCN, 67 Quỹ tín dụng nhân dân, 229 HTX DV điện, 6 HTX thuỷ sản, 03 HTX vệ sinh môi trường, 32 HTX thuộc lĩnh vực khác…
Tính bình quân trong 3 năm qua, mỗi năm có khoảng 40 HTX mới ra đời. Các HTX mới được thành lập đều tuân thủ các nguyên tắc của luật HTX; về hình thức tổ chức, quy mô và phương thức hoạt động đa dạng, linh hoạt, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, từng địa phương và thật sự do các xã viên tự nguyện cùng góp vốn và thống nhất quyết định phương án sản xuất kinh doanh. ở một số HTX, ngoài số xã viên là các cá nhân, hộ gia đình còn có các chủ trang trại, doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia HTX. Vốn góp của xã viên ở các HTX mới thành lập có mức bình quân cao hơn các HTX chuyển đổi từ 5 đến 7 lần, mức phổ biến của các HTX phi nông nghiệp là từ 10 ¸ 20 triệu đồng/ xã viên; một số HTX có vốn góp lên tới hàng trăm triệu đồng. Các HTX mới được hình thành trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; một số nơi đã gắn kết được với quá trình triển khai các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội, các đề án tổ chức quản lý dịch vụ của địa phương để tổ chức các mô hình HTX mới như HTX dịch vụ điện, HTX chăn nuôi, HTX vệ sinh môi trường, HTX tiêu thụ rau quả… Nét mới trong một số năm gần đây là sự phát triển của các HTX đã gắn với nhu cầu của các giới, các tầng lớp, nhóm đối tượng xã hội khác nhau vì mục tiêu giúp đỡ nhau làm kinh tế, khắc phục khó khăn để vượt khó, xóa đói giảm nghèo, đề cao tính cộng đồng như: HTX của những người tàn tật, HTX gồm các xã viên ở độ tuổi thanh niên, HTX của các cựu chiến binh, HTX của những người thương binh…Trong hoạt động, các HTX đã có sự liên doanh, liên kết với nhau và liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nội dung liên doanh, liên kết tập trung vào việc ứng trước vật tư nguyên liệu cho sản xuất và bao tiêu nông sản hàng hoá giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp với các HTX thương mại - dịch vụ hoặc các doanh nghiệp; liên kết trong sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, sản phẩm hàng hoá; liên kết tạo vùng nguyên liệu tập trung để cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các nhà máy, cơ sở chế biến; liên kết tạo vốn hoặc huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh… chính từ đó đã tạo điều kiện cho các HTX nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh theo quy hoạch và có kế hoạch, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển; việc thực hiện liên kết thông qua các hợp đồng kinh tế đã tạo được niềm tin và sự ổn định để HTX và xã viên yên tâm sản xuất kinh doanh.Xuất phát từ yêu cầu khách quan, nhằm tăng cường tiềm lực cho quá trình phát triển, nhiều HTX có quy mô nhỏ đã bắt đầu có xu hướng hợp nhất với nhau thành các HTX có quy mô lớn hơn (ở huyện Tứ Kỳ từ 72 HTX DVNN qui mô thôn, liên thôn đã hợp nhất, sáp nhập thành 27 HTX DVNN qui mô toàn xã). Một số HTX ở lĩnh vực chăn nuôi thú y (huyện Nam Sách) đã hợp tác thành lập Liên hiệp HTX chăn nuôi Nam Sách. Nhìn chung các HTX từng bước có sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động, các HTX khá giỏi vẫn duy trì được tốc độ phát triển, các HTX trung bình và yếu kém đã từng bước vươn lên. Theo phân loại HTX ở thời điểm 31/12/2004 có 40% khá giỏi; 45% trung bình; 15% yếu kém. Đến hết năm 2006 số HTX khá giỏi là 45%, trung bình 44%, yếu kém 11%.Hoạt động của các HTX trong tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, bước đầu đã hoà nhập với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm, tổng sản phẩm của các HTX chiếm từ 6 ¸ 8% GDP của tỉnh (năm 2004 là 6,5%, năm 2005 là 7%, năm 2006 là 8%).Thông qua các hoạt động của mình, các HTX đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển; đồng thời đã trở thành một kênh huy động các nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn xã viên và người lao động; góp phần xoá đói giảm nghèo, là tiền đề thực hiện dân chủ hoá, xây dựng nếp sống văn minh ở khu dân cư tham gia củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Có thể khẳng định rằng, 3 năm qua kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh Hảỉ Dương đã khắc phục được một bước những biểu hiện yếu kém trước đây đã phát triển dưới nhiều hình thức, quy mô và trình độ khác nhau ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng rõ nét hơn, mỗi năm có hàng chục tổ hợp tác và HTX ra đời và đi vào hoạt động. Kinh tế tập thể ngày càng phát triển về quy mô, phạm vi hoạt động, đã đáp ứng một phần nhu cầu đa dạng về tổ chức sản xuất kinh doanh của người lao động, hộ gia đình, có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh; Trong lĩnh vực nông nghiệp có các HTX tiêu biểu như: HTX DVNN Lê Lợi, Toàn thắng (huyện Gia Lộc); An Lâm, Đồng Lạc, Liên hiệp HTX chăn nuôi (huyện Nam sách); HTXDVNN Mộ Trạch (huyện Bình Giang); An Lạc, Đồng Lạc, (huyện Chí Linh); HTXDVNN Hiến Thành,Thái Sơn (huyện Kinh Môn); Đức Chính, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng); Ngũ Hùng, Đoàn Kết… huyện Thanh Miện, Cổ Dũng, Kim Đính…huyện Kim Thành …
+ Trong lĩnh vực phi nông nghiệp có các HTX điển hình như: HTX TTCN&XD Dân dụng Thu Khánh – huyện Cẩm Giàng; HTX Xây dựng- Công nghiệp số 1- huyện Kinh Môn; HTX Cơ điện Tam giang, HTX vận tải Thuỷ Ngọc Thắng, HTX của những người khiếm thị 18/4 – Thành phố Hải Dương; HTX TTCN Mai Hồng, HTXDV Điện Đồng Gia (huyện Kim Thành) HTX Vệ sinh môi trường – huyện Chí Linh, các quỹ tín dụng nhân dân: Phả Lại, Sao đỏ (Chí Linh), Thạch Khôi, Hồng Hưng (Gia Lộc), Nhân Quyền Bình Xuyên (Bình Giang).v.v…Những kết quả đạt được trên đây là do: Cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên chủ động trong sản xuất- kinh doanh phát huy nội lực của các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX; sự tác động tích cực từ quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và đặc biệt là chương trình hành động số 20 của Tỉnh uỷ, thực hiện nghị quyết số 13 hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khoá IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” và luật HTX ; các hoạt động tư vấn hỗ trợ phát triển do Liên minh HTX tỉnh triển khai đã và đang có hiệu quả thiết thực hơn đối với kinh tế tập thể và các đơn vị thành viên; 3 năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã thực hiện ngày một tốt hơn vai trò tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về việc phát triển kinh tế tập thể ; đồng thời tập trung triển khai có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ chủ yếu như:
-Tham gia tích cực vào qúa trình xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến kinh tế tập thể, đặc biệt là một số chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, HTX như : Các chương trình “kiên cố hoá kênh mương”, “dồn điền đổi thửa”, “giải quyết việc làm” ; việc xử lý nợ của các HTX và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn, đất đai và BHXH cho cán bộ xã viên HTX.- Công tác tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế hợp tác, HTX được đẩy mạnh, từ 3 năm 2004-2007 có gần 200 HTX và 01 Liên hiệp HTX được thành lập mới. Đáng chú ý là Liên minh HTX tỉnh đã hoàn thành đề tài “Điều tra hiện trạng và xây dựng một số mô hình HTX trong nông nghiệp, nông thôn” - đề xuất xây dựng mô hình - loại hình HTX phù hợp với nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các HTX và công tác phát triển thành viên Liên minh HTX : đã tổ chức trên 40 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ cho gần 5.000 lượt cán bộ các HTX; hướng dẫn xây dựng dự án, thẩm định và đề xuất cho vay hơn 50 dự án sản xuất kinh doanh, tạo việc làm với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm ; tranh thủ sự tài trợ của 3 dự án quốc tế để hỗ trợ củng cố phát triển ở 10 HTX và hơn 300 doanh nghiệp vi mô, DNVVN trên địa bàn tỉnh ; đồng thời tư vấn về sản xuất kinh doanh và thị trường cho hàng trăm HTX.Thông qua các hoạt động, đã tuyên truyền, vận động kết nạp gần 200 thành viên mới, đưa số thành viên Liên minh HTX tỉnh từ 186 (sau khi đã rà soát năm 2004) lên 372 đơn vị (tính đến tháng 9/2007).
- Chú trọng làm tốt công tác xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức các phong trào thi đua và làm tốt công tác thi đua khen thưởng; trước hết là việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng, đặc biệt là bộ phận thường trực thi đua để thường xuyên, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các phong trào thi đua nêu gương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tổng kết đánh giá các mô hình mới hiệu quả. Đặc biệt là việc triển khai các phong trào thi đua : “HTX tiên phong trong xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới” và “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Liên hiệp HTX” ; gắn phong trào thi đua với việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến và có sự động viên khen thưởng kịp thời ; đồng thời chú trọng phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, sáng kiến, tiết kiệm- lập thành tích chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của ngành, của đất nước cùng các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đóng góp quỹ “đền ơn đáp nghĩa, “xoá đói giảm nghèo”,” ủng hộ nạn nhân thiên tai…”
- Trong công tác triển khai chỉ đạo các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, vai trò của Ban thường vụ Liên minh HTX tỉnh đã được xác định đồng thời là Hội đồng thi đua khen thưởng và ban chỉ đạo phong trào. Ban chỉ đạo tổ chức triển khai hướng dẫn nội dung bằng các mẫu biểu cụ thể thông qua hội nghị thành viên Liên minh HTX, theo dõi đánh giá kết quả và bổ sung chỉ đạo trong hội nghị thành viên Liên minh HTX tại các huyện, thành phố hoặc hội nghị giao ban đại diện Liên minh HTX tỉnh ở cấp huyện theo quý. Ngoài ra, sự phối hợp với các ngành hữu quan và UBND các huyện; việc tổ chức hội thảo chuyên đề với các HTX , các đơn vị thành viên đã tăng cường thêm một bước các hoạt động thi đua và hoạt động xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.Bên cạnh những mặt đã đạt được phong trào xây dựng và nhân rộng các mô hình - HTX điển hình tiên tiến của tỉnh Hải Dương vẫn còn một số hạn chế : Các điển hình nhân tố mới chưa nhiều, chậm nhân rộng; nhận thức về vai trò ý nghĩa của việc tổ chức hai phong trào thi đua chưa sâu rộng nhất là cơ sở; chưa thành lập được một số mô hình HTX mới mà thế giới và nhiều địa phương đã làm như HTX chợ, HTX y tế, HTX trường học…
Từ thực tế phong trào xây dựng các HTX điển hình tiên tiến của tỉnh Hải Dương những năm qua có thể rút ra một số vấn đề cần quan tâm là:- Công tác tuyên truyền, tập huấn về Luật HTX, về mô hình HTX kiểu mới, các chính sách phát triển HTX phải được đi trước tới tất cả cán bộ, xã viên và nông dân để họ hiểu rõ về tính thiết thực của HTX kiểu mới, tích cực tham gia xây dựng HTX.- Xây dựng, phát triển các HTX điển hình tiên tiến cần có sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của các cấp các ngành, đặc biệt là vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các hoạt động có liên quan; đồng thời gắn kết chặt chẽ việc xây dựng và nhân rộng các HTX điển hình tiên tiến với các phong trào thi đua trong các HTX, Liên hiệp HTX.- HTX phải có đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là Chủ nhiệm ổn định, có năng lực, năng động, tâm huyết với HTX; đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của HTX
.- HTX muốn phát triển và ổn định cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc liên kết, liên doanh thực hiện các dịch vụ đầu vào, đầu ra nhất là chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ.- Nơi nào có sự hỗ trợ lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương thì nơi đó công tác đổi mới, phát triển HTX được tiến hành tốt. Đặc biệt, việc xây dựng các điểm HTX điển hình (hoặc xây dựng mô hình) để rút kinh nghiệm nhân rộng là rất quan trọng và cần thiết cho việc tìm, chọn phương pháp, cách thức tổ chức, loại hình, quy mô HTX phù hợp, đúng luật và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả.Về phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển các loại hình, mô hình HTX điển hình tiên tiến trong thời gian tới: Chương trình hành động số 20 của Tỉnh uỷ Hải Dương thực hiện nghị quyết số 13 hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khoá IX và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 ¸ 2010) của UBND tỉnh đã xác định phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế tập thể của tỉnh là :Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nghị quyết số 13 “về tiếp tục đổi mơí phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” và Luật HTX năm 2003, trong đó chú trọng giải quyết các vướng mắc khó khăn nghi ngại đối với kinh tế hợp tác, HTX. Từ năm 2006 ¸ 2010 Hải Dương dự kiến phát triển thêm 350 HTX các loại, thu hút khoảng 300 đến 350 ngàn xã viên, Nâng tỷ lệ HTX khá giỏi lên trên 50%, giảm HTX yếu kém xuống còn 8% ; tỷ trọng GDP bình quân hàng năm của kinh tế tập thể (bao gồm cả kinh tế hộ xã viên) chiếm 17,5% GDP của tỉnh; tỷ lệ cán bộ HTX được đào tạo, bồi dưỡng khoảng 80 ¸ 90% ; mỗi huyện, thành phố, mỗi ngành thí điểm xây dựng ít nhất 2 ¸ 3 HTX khá giỏi toàn diện, xây dựng được mô hình và nhận rộng HTX điển hình tiên tiến trong phạm vi huyện, thành phố và ngành.Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần làm sâu rộng hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ xã viên và người dân về mô hình HTX kiểu mới cùng vị trí, vai trò, tính tất yếu của kinh tế hợp tác, HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa…Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại, yếu kém của HTX, củng cố tổ chức hoạt động của HTX theo đúng luật HTX năm 2003 và tăng cường sự lãnh đạo và công tác phối hợp của cấp uỷ Đảng, Chính quyền ở các cấp các ngành đối với việc phát triển HTX và xây dựng , nhân rộng các điển hình tiên tiến.Trong nông nghiệp nông thôn, cùng với việc hỗ trợ phát triển các HTX hiện có, cần tập trung xây dựng mô hình HTX chuyên ngành (chăn nuôi, thuỷ sản, rau quả…) và HTX nông nghiệp sản cuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp (đa dịch vụ) có qui mô toàn xã ; từng bước xây dựng HTX có tổ chức tín dụng nội bộ.Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp HTX chăn nuôi ; vận động xây dựng mô hình Liên hiệp HTX thuỷ sản để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.Nghiên cứu vận động thành lập một số loại hình HTX phi nông nghiệp mới hoặc đang có nhu cầu thực tế như : HTX vệ sinh môi trường, HTX kinh doanh nước sạch, HTX y tế. Đối với các quỹ TDND, trên cơ sở những hiệu quả đã thu được, từng bước xây dựng thêm các quỹ ở những địa bàn chưa có ; đồng thời tiếp tục đa dạng hoá các hình thức cho vay và mở rộng địa bàn hoạt động của quỹ ra các địa phương lân cận.Trong thời gian tới cần tập trung :
- Đẩy mạnh các hoạt động và nâng cao hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành, đoàn thể, phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc lựa chọn các mô hình và triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến.
- Làm tốt công tác đánh giá các mô hình; sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm công tác xây dựng các mô hình HTX Điển hình tiên tiến; căn cứ vào kết quả thực tế trong từng ngành và lĩnh vực để có kế hoạch nhân rộng các mô hình HTX điển hình tiên tiến một cách thực chất và bền vững. Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến với các phong trào thi đua; thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời các HTX điển hình tiên tiến với các hình thức phù hợp thoả đáng.
- Kiến nghị các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp triển khai đầy đủ, kịp thời và thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về phát triển HTX; đặc biệt là việc thể chế hoá các chính sách và xây dựng một số định mức hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thực sự hiệu quả./.
Theo: Liên minh HTX Việt Nam 31/01/2008
|