Nội dung đào tạo nhân tài là vấn đề lí thú nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong việc đào tạo nhân tài. Nhân tài có rất nhiều loại, trong đó có 3 loại quan trọng nhất là nhân tài lãnh đạo, nhân tài khoa học công nghệ và nhân tài doanh nghiệp. Loại nhân tài nào cũng phải được phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu từ ấu thơ và phải dạy đúng nội dung, đúng phương pháp và đúng độ tuổi.
I/ Về việc đào tạo nhân tài trong giai đoạn hiện nay:
1. Môi trường đào tạo: Xét 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội; dựa vào các tài liệu đã tìm được từ năm 1955 đến nay; xét vai trò giáo dục gia đình đối với các vĩ nhân như Mác, Lê Nin, Hồ Chí Minh và mới đây nhất là cuốn: “Em phải đến Havard học kinh tế của Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ”, tôi kết luận: “Môi trường gia đình chiếm địa vị độc tôn, tối thượng”. Giáo dục đúng nội dung, đúng phương pháp, đúng độ tuổi sẽ tạo được nền móng vững chắc cho sự phát triển và cống hiến của nhân tài sau này.
Trước khi nói đến việc đào tạo nhân tài dưới mái trường, ta hãy bàn việc làm sao cho một bà mẹ sinh ra một đứa con tốt nhất (bộ não tốt, thể lực tốt). Sau đó mới đến chuyện giáo dục nó trong gia đình từ khi lọt lòng mẹ cho thật tốt (Xem cuốn Em phải đến Havard học kinh tế) để cung cấp những đứa trẻ có nhiều triển vọng nhất cho nhà trường tuyển chọn, đào tạo nhân tài. Mấy chục năm gần đây, các nhà khoa học thế giới đã tìm được nhiều trí thức mới trong lĩnh vực này và đã công bố trên báo chí. Tôi đã sưu tầm được tạm đủ các kiến thức ấy và viết trong cuốn sách Hành trang vào đời. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo trong đó vì nó quá dài nên không thể trình bày hết trong bản này. ở đây tôi chỉ nói vài điều vắn tắt như sau:
- Tuổi sinh con tốt nhất của người mẹ: khoảng 25 – 35
- Con thứ 2 tốt hơn con đầu.
- Trước khi thụ thai, phải kiêng thuốc tránh thai từ 3 – 6 tháng và phải uống axit folic bổ sung 0.4 mg/ngày từ khi có ý muốn sinh con; còn các nội dung khác xin mời xem trong sách.
- Khi đứa trẻ bắt đầu vào lớp 1 thì việc phát hiện, tuyển chọn và đào tạo nhân tài chuyển dần sang nhà trường và xã hội. Nhưng gia đình vẫn giữ vai trò quyết định cho đến khi người thanh niên rời khỏi ngưỡng cửa nhà mình.
2. Thời điểm đào tạo: Việc đào tạo nhân tài làm liên tục, có bài bản, có hệ thống trong 3, 4, 5 chục năm (trong đó có phần tự đào tạo). Nhưng thời điểm quan trọng, nhạy cảm nhất, có hiệu quả nhất là trước tuổi bé vào lớp 1. Đặc biệt quan trọng là giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi vì đây là giai đoạn hình thành bộ não, giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển IQ, nhất là EQ, để tạo ra bản lĩnh vào đời (AQ) cho nhân tài sau này.
3. Nội dung đào tạo: Đây là vấn đề lí thú nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong việc đào tạo nhân tài. Nhân tài có rất nhiều loại, trong đó có 3 loại quan trọng nhất là nhân tài lãnh đạo, nhân tài khoa học công nghệ và nhân tài doanh nghiệp. Loại nhân tài nào cũng phải được phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu từ ấu thơ và phải dạy đúng nội dung, đúng phương pháp và đúng độ tuổi.
Ở đây tôi muốn nói đến một nội dung vô cùng quan trọng mà chưa một trường phổ thông, trường đại học hay trường dạy nghề nào dạy. Đó là: Đem 6 tiêu chuẩn người khôn quán triệt vào giáo trình, dạy xuyên suốt từ thơ ấu cho đến khi trẻ trở thành một thanh niên đủ khả năng vững bước bằng đôi chân của mình trên đường đời. Ngoài 6 tiêu chuẩn người khôn phải kể đến 6 hành trang vào đời, 6 yếu tố bổ trợ quan trọng cho hành trang vào đời, nhằm tạo nền móng, tạo cơ sở vững chắc, tạo thế mạnh tổng hợp cho đứa trẻ vào đời.
Nói đến nhân tài, trước hết ta phải xét đến những người được giải thưởng Nobel. Trong những năm gần đây, xét quốc tịch những người được giải này hàng năm, ta thấy 2/3 có quốc tịch Mỹ. Trong lịch sử 104 lần trao giải Nobel, chưa ai được nhận giải (Hay một phần của giải) đến lần thứ 3. Nhưng có một thanh niên Mỹ, không học vị, không bằng cấp, mới 2 tuổi đã hoàn thành một công trình. Về sau công trình này đem đến cho tác giả một giải thưởng có giá trị bằng 71 giải Nobel (5 công trình được đưa lên internet). Đó là Rick Little. Năm 2002, qua internet, nhà báo Bùi Xuân Lộc cho biết, năm 19 tuổi, đang học năm thứ nhất đại học, Rick bị tai nạn. Trong 6 tháng nằm bệnh viện, anh biết tư duy đúng, biết nêu câu hỏi đúng. Ra viện anh bỏ học, đi đến 120 trường cấp 3, phỏng vấn 2000 học sinh 2 câu hỏi. Hai năm sau, vượt qua 155 lần thất bại, anh thành công và tạo ra chương trình giáo dục kỹ năng sống mà khắp thế giới chưa đâu dạy. Chương trình được 30 nghìn trường cấp 3 trên khắp 50 bang của nước Mỹ sử dụng. Năm 1989, xét sự thành công không tưởng tượng nổi của chương trình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, Chính phủ Mỹ tặng cho Rick một giải thưởng bằng 65 triệu USD, lớn thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ. So với giải Nobel năm 2002 là 916.000 USD, giải này bằng 71 lần.
II. Bàn về việc dạy khôn cho trẻ.
1. Phát hiện 6 tiêu chuẩn người khôn: Cả nhân loại thấy táo rơi, nhưng chỉ có Newton mới nêu được câu hỏi đúng. Câu hỏi đúng này đưa ông lên hàng vĩ nhân. Vì vậy A. Tofler nói: “Đặt câu hỏi đúng quan trọng hơn trả lời đúng cho câu hỏi sai”.
Năm 1968, từ chiến trường, tôi được điều về Báo Quân đội nhân dân. Nhờ một “Quả táo rơi” ở đây. tôi nêu lên câu hỏi: “Thế nào là một người hạnh phúc?”. Sau khi tìm được 5 tiêu chuẩn người hạnh phúc thì câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện 5 tiêu chuẩn này tiếp tục xuất hiện. Chân lí sau khi tìm ra, ta thấy nó dễ như trở bàn tay. Nhưng quá trình tìm ra nó thì vô cùng gian nan. Viện sĩ E. Renan viết: “Một học sinh tầm thường giờ đây cũng biết những chân lý mà Archimedes đã hy sinh trọn đời ông ta vì chân lý ấy”. Từ câu hỏi đầu tiên được nêu năm 1968, 20 năm sau, 6 tiêu chuẩn người khôn mới được tìm thấy; 14 năm nữa trôi qua, 6 tiêu chuẩn người khôn mới thấy được ý nghĩa lớn lao của nó. Đó là năm 2002, sau khi tôi được biết đến công trình của Rick.
Vì 3 điều kiện đưa đến thành công của Rick, tôi đã tìm thấy từ năm 1994 và viết trong sách Hành trang vào đời từ năm 1996. Nếu ta chỉ cho thế hệ trẻ Việt Nam nẵm vững 3 điều kiện ấy và khuyến khích họ thực hiện 3 điều kiện ấy, chắc chắn sẽ giúp học khá nhiều trên đường đến thành công. 3 điều kiện ấy ai biết được và áp dụng được trong cuộc sống đều tốt.
2. Đem 6 tiêu chuẩn người khôn soi vào thực tiễn:
+ Phát hiện thiếu sót của khẩu hiệu nuôi con khoẻ dạy con ngoan: Một đứa trẻ cần có đủ 3 yếu tố : khoẻ, khôn và ngoan. Thiếu một trong ba yếu tố này, đứa trẻ trở thành nỗi bất hạnh của gia đình. Ta phải dạy trẻ sao cho nó “khôn từ thủa lên ba” và càng lớn nó càng khôn hơn, để tránh xa cái “dại đến già vẫn dại”. Đứa trẻ không khôn chỉ gây bất hạnh cho gia đình. Còn người lớn không đủ khôn, mà giữ cương vị càng cao thì gây tác hại càng lớn, có thể không lường hết được.
+ Tìm ra cái dốt của mình và của mọi người:
Ai cũng biết cái nghèo và cái dốt là 2 kẻ thù không đội trời chung của con người. Cái nghèo đẻ ra cái dốt, cái dốt sinh ra cái nghèo. Trong 2 kẻ thù này thì đáng sợ nhất là cái dốt. Cái dốt đẻ ra trăm nghìn ác độc. Đạo Phật xác định: Tam độc đáng sợ hơn rắn độc. Tam độc là 3 thứ ác độc đem đến khổ đến cho chúng sinh, nó phá hoại mọi hạnh phúc, an vui của chúng sinh. Tam độc là tam, sân, si. Xếp loại cho đúng thì si đứng đầu, sau đó là tham và sân. Si là gì? Đó là ngu si, là si mê, là dốt nát. Rắn độc và thuốc độc thì rất ít gặp; còn ngu si thì nhan nhản, ở đâu cũng có, Hơn 300 năm trước, La Rochefoucauld đã viết: “ở đời có 3 cái ngu dốt:
- Ngu dốt vì không biết những cái cần phải biết.
- Ngu dốt vì biết sai những cái đang biết.
- Ngu dốt vì biết những cái không cần biết.
Sau câu này, tôi còn phát hiện câu của Secnuepxki: “ ít kiến thức là người dốt”. từ 2 câu đó, tôi tự hỏi: Thế nào là người nhiều kiến thức? Trải qua hàng chục năm tìm tòi, tôi đã phát hiện được 40 loại kiến thức mọi người cần phải biết, tìm thấy cái dốt của mình và mọi người quanh mình. Có phát hiện đúng bệnh mới có cơ sở để chữa khỏi bệnh.
Liên hệ điều này với câu nói của Bác Hồ năm 1945: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, tôi nêu tiếp một loạt câu hỏi:
- Dân tộc dốt năm 1945 là gì, ai cũng biết. Ngày nay dân tộc dốt là như thế nào? Dân tộc Việt Nam có dốt không? Ai dốt? Dốt đến mức nào? Có tìm đúng bệnh mới có hy vọng chữa được bệnh.
- Một người dốt sẽ đưa bản thân họ và gia đình về đâu?
- Một người dốt mà đứng đầu một cơ quan, một tổ chức, một quốc gia thì sẽ đưa cơ quan, tổ chức, quốc gia về đâu?
- Dựa vào đâu để xác định một người dốt nhiều hay dốt ít.
- Tục ngữ có câu: “Con dai cái mang”. Vậy cha mẹ dại, thủ trưởng dại, lãnh đạo dại thì ai mang?
- Ai cũng đồng ý rằng: “Làm đầy tớ người khôn hơn làm thầy người dại”. Làm thầy người dại đã đủ khốn khổ, nếu phải làm đệ tử, làm người bị lãnh đạo dưới trướng người dại thì khổ đến đâu? Làm sao để tránh điều này?
- Biện pháp nào là hữu hiệu nhất để giúp nhân dân Việt Nam khắc phục cái dốt này?
Ta hãy xem một dân tộc có bao nhiêu phần trăm công dân biết tạm đủ những kiến thức tối thiểu trong 40 loại đó (trước hết là 6 kiến thức nền tảng) và có bao nhiêu phần trăm công dân thiếu hiểu biết trầm trọng trong các loại kiến thức này, ít nhất là 6 loại nền tảng, ta có thể nói dân tộc đó dốt đến mức nào. Mỗi chúng ta, tự đối chiếu nhận thức của mình với 40 loại kiến thức này, ta sẽ biết ta dốt ở đâu, dốt đến mức nào, từ đó mới tìm ra hướng khắc phục những cái dốt cần khắc phục.
III. Làm sao để giúp nhân dân Việt Nam khắc phục cái dốt:
Khoảng 2004, báo chí nước ta đã rộ lên đợt thảo luận sôi nổi về việc nhà nước đầu tư 1000 tỉ đồng để đào tạo 700 nhân tài. Tôi nói: đây là một tối kiến, một ý đồ vừa sai, vừa xấu chứ không phải là sáng kiến ích nước lợi dân. Nếu ta đầu tư một phần nhỏ trong thời gian ngắn về những kiến thức mọi người cần phải biết, để khi về trường, họ áp dụng những điều đã học vào việc điều hành nhà trường thì sẽ đem lại một lợi ích to lớn và lâu dài cho thế hệ trẻ và Tổ quốc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước ta sau này.
Trước khi kết thúc mục này, tôi xin nêu vài câu hỏi để mọi người cùng suy nghĩ:
Nếu một thanh niên vào đời mà họ không hiểu rõ:
- 3 việc lớn đầu đời và 3 việc lớn cả đời,
- Một cái đích đúng cho đời mình và một phương châm sống đúng,
- 6 hành trang vào đời,
- 6 điều bổ trợ vô cùng quý cho hành trang vào đời,
- Học sinh, sinh viên đi học mà không nắm vững 7 điều kiện học giỏi cho học sinh phổ thông, 9 bí quyết học giỏi của sinh viên,
- 7 nội dung của đạo làm người trong thời đại mới,
- 6 tiêu chuẩn người khôn,
- 3 điều kiện cần và đủ để sửa chữa 1 sai lầm và nhiều kiến thức quan trọng cần thiết khác thì cuộc đời họ sẽ đi về đâu?
Một người có tuổi (từ trung niên trở lên) nếu họ không biết các kiến thức cần học, cần biết từ thời trẻ vừa nêu trên và không biết:
- 6 điều cần có để tuổi già hạnh phúc,
- Nghệ thuật xây dựng gia đình mình thành một gia đình hạnh phúc,
- Nghệ thuật dạy bảo con cháu,
- Làm sao để tận dụng những năm cuối đời,
- Ba cái quý nhất và một cái đáng sợ nhất của đời người,
- Làm sao cho tâm hồn trở thành bất tử,
- 4 câu nói về người hạnh phúc nhất trên đời và làm thế nào để thực hiện 4 câu nói đó… thì cuộc đời họ sẽ ra sao.
Các bậc cha mẹ muốn con mình trở thành danh nhân, vĩ nhân, nhân tài cũng như các vị muốn xây dựng một toà nhà cao tầng mà không chuẩn bị nền móng chắc chắn cho toà nhà thì các vị có xây được toà nhà đó không? Nền móng đó là gì? Biết được là có thể làm được. Không biết thì bậc thánh cũng phải bó tay.
Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên của Rick, tính đến năm 2002 đã có 32 nước sử dụng. Còn Việt Nam đến bao giờ sử dụng?
IV. Việc sử dụng nhân tài của Việt Nam hiện nay:
Hội của chúng ta là Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam. Chúng ta là những nhà khoa học. Đứng trước bất cứ sự kiện nào, nhà khoa học phải tìm ra quy luật chi phối sự kiện ấy và hành xử đúng quy luật (Cả quy luật tự nhiên và quy luật xã hội). Có như vậy mới thành công. Ta không thể làm ngược được quy luật cũng như không thể bơi thuyền ngược dòng thác mạnh. Ví như nếu ta sa vào dòng thác lũ quét bùn đất sau một trận mưa lớn không có cách nào thoát ra, ta chỉ có cách lựa chiều, chống chọi sao cho không bị dòng thác dùng hết sức mạnh của nó tống ta vào những tảng đá lớn trên dòng chảy. Chu Ân Lai bị dòng thác cách mạng văn hoá cuốn đi, không chống lại được. Nhưng ông đã khôn khéo tự cứu mình và cứu được nhiều người.
Dòng thác rất nguy hiểm ở nước ta hiện nay là dòng thác tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, là đạo đức xuống cấp lôi cuốn ta và con cháu đi. Xin nhớ lời Khổng Tử: “ Thiên hạ dù loạn nhà ta phải giữ cho nghiêm; Nhà ta dù loạn, thân ta phải giữ cho trị”. Tục ngữ Nga có câu: “Trời cứu người nào tự cứu mình”. Ta hãy tự cứu ta, cứu con cháu ta và cố gắng cứu thêm nhiều người khác nếu có thể được. Còn cứu tổ quốc, ta hãy làm hết sức ta những việc phải làm (tận nhân lực), làm cho đúng, thế là đủ.
Sau đây là một chuyện đáng cho ta suy nghĩ. Trong 5 năm (1998-2002) thế giới đã công bố khoảng 3,5 triệu công trình khoa học và công nghệ, đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế và số bằng sáng chế, phát minh được các cơ quan bảo hộ phát minh, sáng chế quốc tế cấp, Việt Nam chỉ có 250 công trình. Còn các nước sát bên ta: Malaysia có 2088, Thái Lan có 5210, Singapore có 6932. Việt Nam chúng ta có 14.000 TS và TSKH, 1131 GS, 5253 PGS cộng với khoảng 16.000 cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ, tổng cộng hơn 36.000 người. Tình trạng đó đáng để chúng ta suy nghĩ.
Goethe nói: “Chỉ có vĩ nhân mới đánh giá được vĩ nhân, còn anh bồi phòng, giỏi lắm thì đánh giá được người cùng nghề”. Khi anh bồi phòng nhờ chạy mà chiếm được một ghế như Bùi Tiến Dũng thì theo quy luật nó sẽ đẩy người tài đến bùn đen, nói gì đến chuyện trọng dụng.
Trong mấy chục năm gần đây nhiều thanh niên có khả năng trở thành người tài đã ra nước ngoài học, học xong, nhiều người không trở về nước chỉ vì chúng ta chưa có chính sách thoả đáng để trọng dụng nhân tài.
TW Hội KH PT nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam
|