Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 độ. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông đều thuận tiện, Hải Dương lại vốn là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa: danh thắng Côn Sơn, Kiếp Bạc, khu tưởng niệm danh nhân, nhà giáo Chu Văn An, khu tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh… Đây cũng chính là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng từ nhiều thế kỷ thư gốm Chu Đậu, gốm sứ Cậy, kim hoàn Châu Khê, bánh đậu xanh, bánh gai, rượu… và cũng là nơi có các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc với nghệ thuật hát ca trù, hát chèo, hát xẩm rối nước… là tiềm năng điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Du khách đến với Hải Dương được chiêm ngường một vùng non xanh nước biếc, đồng ruộng tốt tươi, núi rừng hùng vĩ với nhiều dấu ấn tiền nhân như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Văn Miếu Mao Điền; dự những mùa lễ hội rất ấn tượng; được chiêm ngưỡng những vùng sinh thái đảo cò, thăm những làng nghề nổi tiếng, ném vị ngọt vải thiều, đặc sản bánh đậu xanh… hoặc chơi gôn tại một sân gôn lớn nhất khu vực Đông - Nam Á…
DANH LAM THẮNG CẢNH
Khu di tích danh thắng Côn Sơn:
Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 Km. Khu di tích danh thắng này có nhiều núi, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn- Yên Tử- Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là Côn Sơn còn lưu giữ được những dầu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử và là nơi lưu lại nhiều chứng tích về người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Trãi.. Người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh giành độc lập cho dân tộc và phò vua dựng nước, chăm lo cuộc sống thái bình cho muôn dân ở thế kỷ XV. Hiện nay ở Côn Sơn còn nhiều dấu tích về cuộc đời của Nguyễn Trãi như: khu vực Thanh Hư động mà thời ấu thơ Nguyễn Trãi đă từng sống cùng ông ngoại là quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán; nền nhà Nguyễn Trãi đă ở khi người cáo quan về Côn Sơn; Thạch Bàn – nơi Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” và khóm trúc, rừng thông, dòng suối, … vẫn còn như khắc hoạ chân dung con người nhân nghĩa sáng mãi muôn đời. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Ðán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi.
Côn Sơn là một di tích lịch sử vắn hoá và danh thắng nổi tiếng đất nước, được trùng tu xây dựng tôn tạo năm 1304. Ngay từ thời Trần chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Côn Sơn là một vùng núi đất và sỏi kết, cao xấp xỉ 200m, rộng trên 1km2, thuộc xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, Hải Dương với phong cảnh u tịch, điển hình là rừng thông mã vĩ. Từ cảnh quan tự nhiên đã được tôn tạo thành thắng cảnh. Đến với Côn Sơn du khách có thể thưởng ngoạn nhiều giờ, với nhiều di tích khác nhau, trong quần thể di tích Côn Sơn, Quý khách có thể thăm: Chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc,Thạch bàn, Am Bạch Vân (có sự tích Bàn cờ tiên), Đền thờ Nguyễn Trãi, rừng thông bạt ngàn. Côn Sơn vào những ngày đất trời chuyển sang thu, cảnh vật yên bình và êm ả. Mỗi du khách lên đỉnh Côn Sơn thăm Bàn Cờ Tiên đều cầu mong cho mình có sức khoẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, đặc biệt là những bạn trẻ đều có nguyện vọng cầu khấn về tình duyên, hạnh phúc lứa đôi… Đường lên đỉnh Côn Sơn được xây gắn bằng những phiến đá nhỏ, quanh co, ngoằn ngoèo, uốn khúc, tạo cho chúng tôi có cảm giác lạ, thấy bớt cao và bớt xa hơn. Lên tới đỉnh núi, du khách được tận hưởng bầu không khí trong lành, cảm giác thoải mái, dễ chịu khi được ngắm nhìn những dãy đồi, khu làng, thửa ruộng xa xa… Nhất là lúc hoàng hôn xuống núi, “quả cầu lửa” từ từ khuất dần sau đỉnh núi, thơ mộng và quyến rũ. Từ đỉnh Bàn Cờ, qua khoảng 2.000 bậc đá sẽ xuống một khe suối và lối mòn mở ra thu hút sự tò mò của hầu hết du khách. Ai cũng cảm nhận được cảm giác mát mẻ ngay cả khi chưa nhìn thấy con suối mà mới chỉ nghe thấy tiếng nước chảy róc rách. Con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi, chảy dài uốn quanh ngọn núi xuống đến tận chân.
Điểm dừng chân tiếp theo là đền thờ Nguyễn Trãi, vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc; rồi đến thật nhiều điểm hấp dẫn gắn liền với tên núi, như Hồ Côn Sơn, Vườn ươm cây Côn Sơn… Nhờ có sự quan tâm đầu tư và chu cấp kinh phí của Ban quản lý di tích lịch sử thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương), gần đây Côn Sơn đã được xây dựng, nâng cấp. Hồ Côn Sơn được trang trí lại, xây dựng và tu sửa lại đền thờ Nguyễn Trãi, lập ra vườn ươm cây Côn Sơn… Với vẻ đẹp của thiên nhiên, Côn Sơn đã và đang là điểm thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách vừa được nghỉ ngơi, thư giãn, vừa được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, cảm giác thoải mái nơi vùng quê thanh bình.
Chùa Côn Sơn
Chùa có tên chữ là Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công (I) gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3 m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Ðán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Núi Côn sơn còn có tên gọi là núi Hun. Chùa Côn sơn được gọi theo tên núi: Chùa Côn Sơn hoặc Chùa Hun, tên chữ là Thiên tư phúc tự (Chùa được trời ban phúc).Côn Sơn có nghĩa là núi Côn; còn tên Hun, theo truyền thuyết rằng: ngày xưa, khu vực núi Côn cây rừng rậm rạp, dân ở nhiều nơi tới lên núi chặt củi, hun lấy than, cả khu rừng thường xuyên có khói bốc như hun nên núi Côn có tên là núi Hun.Tên Hun còn có truyền thuyết khác, được nhiều người kêt lại: Thế kỷ thứ X-Đinh Bộ Lĩnh người Hoa Lư (Ninh Bình) đã đứng lên dấy cờ dẹp loạn 12 sứ quân cát cứ. Vùng Đông Bắc có sứ quân do Phạm Phòng Át đứng đầu bị gnhĩa quân truy đuổi phải chạy trốn về rừng Côn Sơn ẩn náu. Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Bặc đã hiến kế: “Cho quân mai phục, ngoài dùng lửa phóng hoả hun giặc”. Kế sách được thực hiện. Do bị lửa khói hun lâu ngày, không thể tiếp tục ẩn náu, đám quân Phạm Phòng Át phải ra ngoài, bị nghĩa quân của Đinh Bộ Lĩnh bắt sống. Từ kế sách phóng hoả hun giặc nên từ đó Côn Sơn được gọi là núi Hun, chùa Côn Sơn có tên gọi là chùa Hun. Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia “Thanh Hư động” tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này (15/2/1965).
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là nối lên bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp, đó là Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân.Chuyện kể rằng: Vào một đêm rằm tháng bẩy, Huyền Quang cùng các tăng ni phật tử làm lễ ở chùa xong thì trời đã về khuya, mọi người về phòng nghỉ. Trong mơ, Huyền Quang thấy một viên ngọc sáng lấp lánh trên sườn núi, Huyền Quang cúi xuống xem viên ngọc, thì tiếng chuông chùa vang lên làm ông tỉnh giấc. Trời đã mờ sáng các tăng ni đã lên chùa tụng kinh, niệm phật.Ngẫm lại giấc mơ ban đêm, ông cùng các tăng ni lên núi xem xét, khi phát quang bụi sim, mua thì hiện ra một giếng nước uống thử thấy nước ngọt, mát và thấy người khoan khoái, dễ chịu.Ông về chùa làm lễ tạ thần linh đã ban cho nguồn nước quý và xin được khơi sâu, mở rộng, dùng đá, gạch kè bờ thành giếng. Từ đó giếng có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ chùa.
Am Bạch Vân và Bàn cờ tiên
Bàn Cờ Tiên trên đỉnh Côn Sơn, nơi đây xưa có một Am nhỏ hình chữ Công (I), tám mái chảy, có lan can xung quanh, Am này có tên gọi là Am Bạch Vân.Câu chuyện người xa kể còn lưu truyền rằng: Vào một chiều thu có một số danh nhân vùng Kinh Bắc về thăm Côn Sơn, sau khi thắp hương, làm lễ, vãn cảnh, các cụ nghỉ tại chùa để ngày mai lên núi uống rượu, đánh cờ.Sáng sớm hôm sau, núi rừng Côn Sơn mây trắng bao phủ, các danh nhân lần theo lối mòn trong mây mù lên núi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng cười nói, các cụ cho rằng đêm qua có người nghỉ tại Am. Khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên thấy trong Am không một bóng người, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở, suy nghĩ hồi lâu các cụ cho rằng trên đỉnh Côn Sơn đêm qua trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, các tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, các tiên ông bay về trời. Am Bạch Vân và bàn Cờ Tiên có tên là thế.
Thạch Bàn
Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mật phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa
Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
An Sơn Miếu
An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ trên đảo Côn Sơn. Miếu được xây từ năm 1785 (sau đó được xây dựng lại vào năm 1958) để thờ bà Phi Yến, vợ của chúa Nguyễn Ánh (sau này trở thành vua Gia Long). Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Ðể đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Ða Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc “cõng rắn cắn gà nhà” để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng. Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà, đã lập nên ngôi miếu to đẹp để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.
Khu hang động Kính Chủ và núi đá vôi Dương Nham (Kinh Môn)
Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như một hòn Non Bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thày. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình, phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam Thiên.
Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng chống quân Nguyên, vùng núi đá vôi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ. Cảnh đẹp tại khu vực này rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Động Kính Chủ “Nam thiên đệ lục động” Động thuộc dãy núi Dương Nham, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn.Dãy núi Dương Nham như hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của Kinh Thày, phía Bắc là con sông lượn sát chân núi tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình và giao thông thuỷ bộ thuận lợi.
Với Dương Nham còn có nhiều hang động kỳ thú như động hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, hang Tiên Sư, bàn cờ tiên, … ở đây còn thấy hình động vật được khắc trên vách đá và công cụ lao động của người xưa.
Động Kính Chủ có chùa trong động, ngoài động, chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Minh Không Tiên Sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang Tôn Giả. Trên 40 bia đá của vua, chúa, trí giả, sư sãi, quan lại đă ghi nhận danh thắng: Động Kính Chủ - Nam thiên đệ lục động của Hải Dương.
Khu vực An Phụ (Kinh Môn)
Một dãy núi nổi lên như một nón chóp khổng lồ xanh đậm một rừng cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương. Núi còn nhiều những rừng cây thiên nhiên. Đỉnh núi cao 246 m. Từ đỉnh núi người ta có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương, nhìn thấy sông Kinh Thày uốn khúc, thấy khu vực núi đá vôi Kinh Môn nên thơ. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ, với hai giếng nước mang đầy cổ tích… Mới đây Bộ Văn hoá đã cho xây dựng một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điêu bằng gốm nung, bậc lên bằng đá… Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho vực núi An Phụ có một sức hấp dẫn với du khách. Di tích An Phụ có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu và tượng đài Trần Hưng Đạo.Di tích nằm trên núi An Phụ thuộc dãy núi Yên Tử ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn. Trong khu vực còn có chùa Tường Vân cổ kính tục gọi là chùa Cao, có bàn cờ tiên. Từ đỉnh An Phụ có thể thấy đỉnh Yên Tử cao ngất tầng mây là chốn Phật tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Phía Nam là miền châu thổ bát ngát, sông ngòi uốn lượn. Tượng đài Trần Hưng Đạo được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên chia thành 8 thớt; gia cố bằng lõi bê tông cốt thép. Tượng đặt trên bệ cao 3m, như vậy cả tượng và bệ cao 12,7m. Tượng ở thế đứng, tay trái tỳ đốc kiếm biểu hiện sự cảnh giác trước hoạ xâm lăng, tay phải cầm cuốn thư thể hiện tầm nhìn chiến lược, văn võ song toàn. Chân dung quắc thước nhưng nhân hậu, thể hiện tinh thần tự tin, chí nhân, chí trung, chí hiếu và tự tin giữ lấy biển trời cùng giang sơn gấm vóc Việt Nam. Bên cạnh tượng là bức phù iđiêu được làm bằng đất nung dài 45m cao trung bình 2,5m gồm 526 viên. Phù điêu là bức tranh truyện khổng lồ, kể về cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện chống Nguyên Mông từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Sân và lan can được lát và xây dựng bằng gạch phỏng chế theo mẫu thời Trần và iđá phiến do thợ Kính Chủ chế tác. Công trình khánh thành vào 8/10/1998 kỷ niệm 698 năm ngày mất của Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đây là một công trình văn hoá lớn của đất nước ở cuối thể kỷ 20.
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km, và cách Côn Sơn 5km. Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh (Hải Dương) là mảnh đất thiêng nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sống từ sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất (đền thờ sống Trần Hưng Đạo) và sau năm 1300 khi ông mất đền Kiếp Bạc được xây dựng khang trang to đẹp hơn để thờ vị anh hùng dân tộc. điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách thập phương. Đền Kiếp Bạc là nơi thờ vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn giầu lòng nhân ái đă có công lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Đất nước thanh bình Trần Hưng Đạo vẫn sống ở Kiếp Bạc. Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (5/9/1300) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất tại tư dinh. Trước khi qua đời ông đă dặn lại vua Trần “Khoan thư sức dân là kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng ông là Thái sư Thượng phụ Quốc công tiết chế Nhân võ Hưng Đạo Đại Vương và cho lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là iđền Kiếp Bạc. Nhân dân Việt Nam suy tôn gọi ông là Đức Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới. ở Côn Sơn - Kiếp Bạc một năm có hai kỳ lễ hội. Hội tháng giêng (mùa xuân) Côn Sơn và hội tháng tám (mùa thu) Kiếp Bạc. Ngày mất của Trần Hưng Đạo và của Thiền sư Huyền Quang được nhân dân ngưỡng mộ coi là ngày giỗ chung của dân tộc. Những thập kỷ qua hội mùa xuân Côn Sơn là lễ hội kỷ niệm ngày giỗ tổ Huyền Quang. Trong những ngày này Tăng ni, Phật tử và nhân dân thập phương hành hương về Côn Sơn dự lễ hội rất đông. Đồng thời mọi người cũng sang Đền Kiếp Bạc thắp hương tưởng niệm Trần Hưng Đạo tấp nập như một kỳ lễ hội của di tích. Hội mùa thu là kỳ lễ hội chính của Đền Kiếp Bạc kỷ niệm ngày mất của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời du khách cũng đến Côn Sơn thắp hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi tạo thành sự hợp nhất giữa hai di tích trong kỳ lễ hội. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch) in đậm dấu ấn về một thời lịch sử oai hùng “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng - Lục Đầu vang dội tiếng quân reo” Đền Kiếp Bạc sau nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Hiện trong đền còn lưu giữ được pho tượng đồng Trần Hưng Đạo, nhiều pho tượng cổ và đồ thờ từ đầu thế kỷ XIV. Lễ hội đền Kiếp Bạc được tổ chức hằng năm từ ngày 15 đến 20/8 Âm lịch.
Khu danh lam Phượng Hoàng - Kỳ Lân
Khu di tích Phượng Hoàng: Núi Phượng Hoàng là một thắng cảnh, có rừng thông bát ngát, suối trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính với 72 ngọn núi ngoạn mục, một vùng núi nằm giữa một quần thể di tích và danh thăng, nơi di dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý- Trần. Tại đây có Huyền Thiên tự, Lệ Kỳ tự là những ngôi chùa cổ nổi tiếng. có mộ và đền thờ Chu Văn An, người có công trong đào tạo nhân tài cho đất nước, một người thày tiêu biểu cho tài đức cao trọng của nền giáo dục Việt Nam Di tích gồm: chùa Huyền Thiên, cung Tử Cực, điện Lưu Quang (nơi ở và dạy học của Chu Văn An), mộ chí Chu Văn An, am Lệ Kỳ, Miết Trì, Giếng Son, … Chu An hay thường gọi là Chu Văn An(1292- 1370) là một nhà giáo lừng danh thời Trần, quá nửa đời người làm Tư nghiệp Quốc tử giám, học trò nhiều người thành đạt. Sau khi dâng Thất trảm sớ, tâu vua giết 7 tên nịnh thần không thành công, ồng về Phượng Hoàng ẩn dật, dậy học, bốc thuốc, làm thơ để lại cho hậu thế. Sau khi qua đời, được nhà vua tặng thuỵ hiệu là Văn Trinh, học trò an táng tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng. Khu di tích bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1997, từng hạng mục công trình được khôi phục bằng tiền công đức của giáo viên và học sinh cả nước. Tại đây còn nhiều dấu tích thời Trần và bia ký nói về sự nghiệp thầy Chu và quá trình tôn tạo đền thờ Chu Văn An. Cuối triều Lê Trung hưng được xếp vào hàng Chí Linh Bát cổ. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Đây là khu di tích được nhà nước xếp hạng năm 1998. Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử.
Đền Cao
Đền Cao An Lạc: ở trên đỉnh núi Thiên Bồng, cao khoảng 50m ,giữa một rừng lim cổ thụ thuộc xã An Lạc huyện Chí Linh, cách Hà Nội 80 km (50 miles). Ngôi đền là điểm văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng của nước ta. di tích thờ 5 anh em họ Vương có công phụng sự Lê Hoàn chống quân Tống thắng lợi (981). Đền thờ Vương Đức Minh - Thiên Bồng Đại Tướng Quân Đại Vương. Đền xây dựng theo kiến trúc chữ “đinh” nằm trên ngọn núi Thiên Bồng. Chung quang đền là rừng lim già. Gần di tích có một rừng tre, cò vạc về trú ngụ khá đông, tạo nên cảnh quan sinh động. Đây từng là căn cứ quân sự của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống, năm 981. Đền Cao thờ 6 anh em họ Vương có tên là: Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân,Vương Thị Đào, Vương thị Liễu có công chống giặc Tống xâm lược ở TK X. Đền khởi dựng từ thời tiền Lê, di tích hiện còn trùng tu vào thời Nguyễn, kiểu chữ tam, quy mô nhỏ. Kiến trúc và đồ tế tự còn khá đồng bộ, tiêu biểu là hệ thống câu đối, đại tự. Đây là một trung tâm tín ngưỡng sùng kính lâu đời của nhân dân địa phương. Hằng năm có một mùa hội từ 22-25 tháng giêng. Di tích có các công trình: tiền tế, trung tử và hậu cung; có nhiều cổ vật có giá trị như bia ký, long đao, bát bửu, ngai ỷ, … Đặc biệt là hệ thống đại tự, câu đối ca ngợi công đức của 5 anh em họ Vương và cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi của dân tộc Khi leo hết hơn 100 bậc gạch rêu phong, du khách sẽ được thấy 99 con voi bằng đá. Theo truyền thuyết, đây chính là những con voi vừa thắng trận trở về, chúng tung vòi gầm vang chen nhau xuống dòng Nguyệt Giang mềm mại để uống nước. Ở gian chính điện có bức đại tự viết theo lối đá có thảo 4 chữ lớn “Thanh Thọ Vô Cương”, phía bên tả “Cao Sơn Ngưỡng Tử” và bên hữu “Cao Cao Tại Thượng”. Trước cửa đền, dưới tán lim cổ thụ là hai hàng voi đá, ngựa đá. Ngoài đền Cao còn có ngôi đền nữa với kiểu kiến trúc độc đáo. Đền Cao là điểm hẹn của những người biết tôn trọng lịch sử văn hóa dân tộc.
Linh Ứng Tự “danh lam thắng tích” 500 năm tuổi ở Hải Dương
Tỉnh Hải Dương nằm ở phía đông của Hà Nội, giữa trục đường Quốc lộ 5 nối với Tp cảng Hải Phòng, chính vì thế từng được đặt tên là Thành Đông. Thành Đông xưa được đào đắp chiến lũy đất qui mô vì tiện cả đường sông, đường bộ, nhiều đời vua xác định là vị trí chiến lược trong phòng thủ, bảo vệ kinh thành Thăng Long. Là tỉnh nằm giáp Bắc Ninh - nơi phát tích của đạo Phật, lại là nơi vua chúa thường kinh lý qua, từ thế kỷ thứ XV, nhiều công trình kiến trúc văn hóa - tín ngưỡng đồ sộ đã ra đời, trong số đó phải kể đến ngôi chùa cổ kính mang tên Linh ứng Tự được xây dựng từ thời nhà Đinh, liên tục mở mang ở thời Tiền Lê, Lý, Trần cho tới ngày nay, tương truyền là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cách Quốc lộ 5 chỉ chừng 4km, tới địa phận thôn Cập Nhất, xã Tiên Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương -vùng đất vốn nổi tiếng bởi đặc sản vải thiều, tam quan với gác chuông nguy nga của Linh ứng Tự đã hiện ra ngay bên lộ. Tòa ngang dãy dọc mô phỏng hình chữ “Quốc”, đó là chính điện, tòa Cửu phẩm liên hoa, nhà thờ Tổ, tăng cư, nhà khách của chùa. Chùa có dáng vẻ thâm nghiêm, trầm mặc nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên cây cỏ, mái ngói rêu phong, cột, xà bằng gỗ có những mảng trang trí tinh tế, chân cột và hàng hiên đều là đá nguyên khối thô mộc, thành giếng ốp đá phiến, chậu cây kiểng là những cối đá cổ! Linh ứng Tự lưu giữ được nhiều di vật vô giá như: 3 pho tượng cổ Di Đà Tam Tôn, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát; một cây Cửu phẩm liên hoa bằng gỗ cao 5,3m, hình lục giác, gồm 9 tầng, chạm trổ những cánh sen xòe ra, nâng những pho tượng Phật nhỏ có niên hiệu từ năm Chính Hòa thứ 3 (1692) - trước đây xếp tới 162 pho tượng Phật đa dạng, phong phú, đến nay nhiều pho đã bị thất lạc. Sân chùa còn giữ được hai cây hoa đại cũng đã sống vài thiên niên kỷ và một số bia đá! Rải rác bên chùa là những tòa tháp cổ cao nhỉnh hơn đầu người, trong đó có xá lị của Hòa thượng Chân Nguyên, người có công lớn nhất trong việc xây dựng chùa. Hòa thượng này họ Nguyễn, húy là Nghiêm, tự Đình Lân, xuất gia từ năm 19 tuổi dù học hành sáng láng, hạ bút thành văn, sớm được dự thi tiến sĩ. Bắt đầu đi tu ở núi Hoa Yên, Yên Tử; khi sư phụ viên tịch, ngài tiếp tục cùng đồng môn tu hạnh đầu đà khắp bốn phương, rồi về Bắc Ninh xin làm đệ tử của Chuyết Công Viên Vãn - con cháu đời thứ 35 tông phái Lâm Tế! Sau khi đắc pháp, ngài mới được sư phụ đặt cho pháp hiệu là Chân Nguyên. Trong buổi lễ trang nghiêm chứng đàn làm chay, cúng phóng sinh, thứ thực, ngài tự nguyện đốt 2 ngón tay để thụ giới Bồ Tát, từ đó được trao truyền y bát của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử… Xưa được nhiều đời vua quan tới đây cầu ước và lễ tạ mới có tên Linh ứng Tự, nay chùa vẫn là nơi kết tinh, phát huy được vẻ đẹp kiến trúc của một công trình văn hóa - tín ngưỡng nhờ sự trụ trì của Thượng tọa - tiến sĩ sử học Thích Thanh Đạt, vì vậy chùa ngày càng được đông đảo thiện nam tín nữ và du khách từ mọi nơi tới tham quan, vãn cảnh.
Chùa Giám
Chùa toạ lạc ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng. Chùa được dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Trước đây, chùa ở ngoài đê sông Thái Bình. Sau năm 1971, chùa được dời vào địa điểm ngày nay. Chùa là nơi danh y Tuệ Tĩnh sống, học tập và nghiên cứu về y dược nhiều năm. Chùa mang kiến trúc tiêu biểu của thế kỷ 17 - 18, đặc biệt là tòa Cửu Phẩm Liên Hoa đồ sộ, điêu khắc tinh tế.
Đình Mộ Trạch
Đình xây dựng năm 1658 tại xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, thờ Thành Hoàng làng. Mộ Trạch là làng văn hiến nổi tiếng về truyền thống hiếu học và thành đạt của xứ Đông xưa. Làng có 36 tiến sĩ. Di tích lịch sử Mộ Trạch bao gồm: đình làng, chùa Diên Phúc, miếu thờ Thành Hoàng, giếng thờ, nhà thờ Trung Viễn, quán Linh Ứng.
Văn Miếu Mao Điền
Mao Điền là trung tâm văn hóa, ngoại giao, chính trị, quân sự và kinh tế của tỉnh Hải Dương xưa. Tháp được xây dựng năm 1807 thờ bố mẹ Khổng Tử, gác khuê văn, hai nhà giải vũ và hai lầu chuông, khánh đối nhau. Năm Minh Mạng thứ tư (1823), Văn Miếu đã được đại tu và đã trở thành một công trình văn hóa to và đồ sộ trên gò đất cao rộng ở xã cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng.
Chùa Làng Hà Lôi
Làng Hà Lôi ở gần Đông Triều, có cảnh chùa rất đẹp do nhà sư Nguyễn Minh Không xây dưới núi Quỳnh Lâm, từ đời nhà Trần. Tượng trong chùa đều đúc bằng đồng.
Lăng Vua Nhà Trần
Nhiều lăng vua nhà Trần xây ở Hải Dương, phía Bắc Đông Triều: Thái Lăng của vua Trần Anh Tông, Mục Lăng của vua Trần Minh Tông, Khu Lăng của vua Trần Dụ Tông, Nguyên Lăng của vua Trần Nghệ Tông, An Sinh Lăng của vua Trần Thuận Tông.
Bến Bình Than
Là tên một bến sông trên Lục Đầu Giang thuộc làng Trần Xá, huyện Chí Linh. Đây là một khu di tích nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc. Vào năm 1282, khi nhà Nguyên Mông sắp cử đại quân sang xâm lược nước ta, vua Trần Nhân Tông đã ngự tại bến Bình Than họp với các vương hầu và các quan lại để bàn cách giữ nước.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Ngôi đền được khởi công xây dựng tháng 12 năm 2000 và khánh thành vào ngày 16 tháng 8 Nhâm Ngọ(2002) tại Côn Sơn nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Các công trình xây dựng trên khuôn viên chừng 10.000m2. Ngôi đền chính dựa lưng vào Tố Sơn, hai bên là núi An Lạc và Ngũ Nhạc, bên phải là suối Côn Sơn. Nằm trong khuôn viên của đền còn
có nhà tả vu, hữu vu, nghi môn nội, nghi môn ngoại, nhà bia, am hóa vàng, miếu giải oan, hồ nhân nghĩa…Công trình thể hiện sự biết ơn và trân trọng của các thệ hệ người Việt Nam đối với danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Một số di tích lịch sử khác
Làng Linh Giang có đền thờ ông Mạc Đỉnh Chi (người làng Lũng Động, huyện Nam Sách), danh sĩ, danh thần dưới các triều vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiển Tông, người đã dùng văn chương áp đảo cả triều thần Mông Cổ. Làng Chi Điền, huyện Nam Sách có đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Huyện Thanh Hà, cách tỉnh lỵ Hải Dương 13 km (8 miles) về Đông-Nam, có chùa Minh Khánh thờ vua Trần Nhân Tông.
Huyện Cẩm Giàng xây chùa Giám, có tháp gỗ “Cửu Phẩm Liên Hoa”, một di tích về mỹ thuật tôn giáo.
Làng Trúc Lâm thờ ông Nguyễn Thời Trung, ông Tổ của ngành thuộc da.
Làng Phù Ủng còn có chùa Bảo Sơn, dựng từ đời nhà Trần. Đất Hải Dương là quê quán của nhiều người tài giỏi, góp công rất lớn trong việc cứu nước và xây dựng đất nước qua nhiều lãnh vực. Huyện Nam Sách, làng Thanh Khê: Hình bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) triều Trần Thái Tông, người đầu tiên gây phong trào thơ Nôm, tác giả “Văn Tế Cá Sấu”, “Phi Sa Tập”… Huyện Chí Linh: Danh tướng Phạm Cự Lượng, giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống.
Làng Chi Ngại: Nguyễn Phi Khanh là danh sĩ đời vua Trần Duệ Tông, tác giả Nhị Khê tập. Con ông là anh hùng Nguyễn Trãi, người có công rất lớn trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, ông còn là một nhà văn học, chính trị, địa dư, giáo dục nổi tiếng, các tác phẩm điển hình của ông là Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Dư Địa Chí, Ngọc Đường Di Tập, Gia Tự Đại Lễ, Thạch Bàn Đồ, Gia Huấn Ca và nhiều bài thơ giá trị. Xã Lũng Động: Mạc Hiển Tích, giỏi chính trị và văn thơ đời vua Lý Nhân Tông. Xã Lục Dương: Dương Tồn, danh thần đời Hậu Lê, giỏi binh pháp, tinh thông địa lý, nổi tiếng về thơ phú. Làng Thượng Đáp: Ngô Hoán, tài kiêm văn võ, thi nhân trong hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông. Xã Lạc Sơn: Nguyễn Thọ Xuân, danh sĩ thời Lê mạt, tác giả Duy Nghĩa Lý Phong Niên phú…
Huyện Bình Giang, có làng Mộ Trạch phát sinh nhiều người tài: Vũ Quỳnh, sử gia triều Lê Thánh Tông, soạn bộ sử giá trị Việt Giám Thông Khảo gồm 26 quyển; con ông là Vũ Cán, 28 tuổi giữ chức Lệ bộ Thượng thư triều Lê Thánh Tông, viết sách Tứ Lục Bị Lâm. Vũ Dự, tướng giỏi đời vua Lê Thánh Tông. Vũ Huy Tấn, giỏi ngoại giao và văn chương dưới triều Quang Trung Hoàng Đế, tác giả tập thơ Hoa Trinh Tùy Bộ. Vũ Huyên, giỏi ngoại giao và đánh cờ, vua Lê Phong “Đấu kỳ Trạng nguyên”, toán học, viết quyển Toán Pháp Đại Thành. Vũ Phong, danh thần đời Lê Thánh Tông, nổi tiếng chính trực và vô địch về môn đánh vật. Vũ Phượng Đề, danh sĩ triều Lê Ý Tông, đỗ Thám Hoa (Tiến sĩ) tác giả tập bút ký Công Dư Tiệp Ký. Lê Cảnh Tuân, danh sĩ đời Trần, tác giả Vạn Ngôn thư, ông có hai người con là Lê Thiếu Dinh và Lê Thúc Hiển theo Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa, lập nhiều chiến công.
Cùng Huyện Bình Giang, có xã Thời Cử là quê Nguyễn Kim An, danh sĩ đời vua Lê Thánh Tông, rất thông minh, đi làm lính chầu mà đậu luôn ba kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Làng Đa Loan có Phạm Đình Hổ, bạn văn chương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tác giả những bút ký về lịch sử, địa lý như Vũ Trung Tùy Bút, An Nam Chí, Ai Lao Sứ Trình, Bang Giao Điển Lệ. Xã Trương Tân có Đoàn Nhữ Hải, nhà chính trị và ngoại giao lỗi lạc dưới các triều vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Xã Lương Ngọc có Phạm Quý Thích, danh sĩ thời Lê mạt, tác giả Lập Trai văn tập, Thảo Đường thi tập. Làng Châu Khê có Lưu Xuân Tín là ông Tổ nghề đúc tiền, vàng thoi, bạc thoi ở nước ta dưới triều vua Lê Thánh Tông. Làng Lương Ngọc là quê Ngô Văn Dạng, danh sĩ thời Tự Đức, đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học trò nghèo. Huyện Kinh Môn, có xã Khinh Diêu là quê Phạm Đình Trọng, làm Binh Bộ Thượng Thư triều Lê Hiến Tông, văn võ toàn tài, đã dẹp loạn Nguyễn Hữu Cầu nói ở trên. Cha ông là Phạm Đình Trung, danh thần đời Lê Hy Tông, giữ chức Đô Ngự Sử. Làng Hiệp Thạch, quê Phạm Sư Mạnh, môn đệ Chu Văn An, danh sĩ đời Trần, từng làm Hữu Thừa Tướng (coi cả chính trị lẫn văn học) đời Trần Dụ Tông, tác giả Hiệp Thạch Thi Tập.
(Vũ Xuân Kiên st)
|