(hovuvovietnam.com) - Sáng ngày 19/4/2025, tại Chùa Đậu (Thành Đạo tự), thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với chùa Đậu (Thành Đạo tự) tổ chức Hội thảo khoa học “Chùa Đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc” nhằm tôn vinh và làm rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo đặc sắc của chùa Đậu - một trong những trung tâm Phật giáo tiêu biểu ở vùng châu thổ Bắc Bộ.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Chủ tọa hội thảo khoa học “Chùa Đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.
Chủ trì hội thảo có: Hòa thượng, TS. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội; Hòa thượng, TS. Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng, Thiền sư Thích Trí Siêu (tức GS.TS. Lê Mạnh Thát), Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; GS. TSKH. NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQG Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam; GS. TS. Lại Quốc Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trưởng Ban Tổ chức hội thảo.

GS. TS. Lại Quốc Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có GS. TS. Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam; Ông Vũ Hữu Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng dòng họ Vũ, Võ Việt Nam; TS. Phạm Đức Anh, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Thượng tọa Thích Đức Thường, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín, TP. Hà Nội; Đại đức, TS. Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Đậu, đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo; đại biểu Dòng họ Vũ - Võ, đại biểu đại diện chính quyền các cấp.
Hội thảo quy tụ nhiều học giả, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Lịch sử, Phật học, Khảo cổ học, Mỹ thuật, Văn hóa học và Bảo tồn di sản... Ngoài ra hội thảo còn nhận được những ý kiến, bài nghiên cứu chuyên sâu của những tăng sĩ hàng đầu, những vị đại Hòa thượng trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng, TS. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội thảo.
Chùa Đậu là di tích lịch sử - văn hóa của Thăng Long xưa, không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và phong cảnh hữu tình, mà còn là nơi lưu giữ hai pho tượng nhục thân thiền sư Đạo Chân (thế danh Vũ Khắc Minh) và thiền sư Đạo Tâm (thế danh Vũ Khắc Trường) - di sản hiếm gặp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng, TS. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hòa thượng, TS. Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng hội thảo.
Hội thảo tập trung làm rõ những giá trị lịch sử văn hoá của Chùa Đậu trong dòng chảy lịch sử văn hoá Phật giáo nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Đặc biệt, Hội thảo khoa học đặt vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về hai thiền sư họ Vũ để lại Xá lợi toàn thân gần 400 năm qua.

Quang cảnh hội thảo.
Xá lợi toàn thân của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường đã được nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016. Hiện tượng “nhục thân bất hoại” của các thiền sư đã được giới khoa học trên thế giới dành không ít tâm huyết để nghiên cứu tìm hiểu nhưng kết quả còn khá khiêm tốn.

Ông Bùi Công Thản, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Đại đức, TS. Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Đậu, đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo.
Tại hội thảo, các học giả, nhà khoa học Việt Nam, nhà nghiên cứu đã công bố, thảo luận những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời hành trạng và những “bí mật” về hiện tượng “Toàn thân xá lợi” của hai thiền sư.
Chương trình Hội thảo gồm hai phiên tập trung vào các chủ đề chính như:
Chùa Đậu trong diễn trình lịch sử Việt Nam: khám phá nguồn gốc tên gọi, sự tích, dấu ấn qua thư tịch cổ và tư liệu khảo cổ.
Hiện tượng để lại nhục thân trong Phật giáo: nghiên cứu từ các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế, so sánh các hiện tượng tượng táng ở Trung Quốc, Nhật Bản với trường hợp Việt Nam.
Thời đại, quê hương và hành trạng của hai thiền sư họ Vũ: Bối cảnh lịch sử - xã hội thế kỷ XVII, các pháp môn tu tập, vai trò của hai vị cao tăng với Phật giáo nước nhà.
Di sản văn hóa chùa Đậu trong bối cảnh đương đại: nghệ thuật kiến trúc, phong thủy, lễ hội truyền thống và biến đổi, các vấn đề bảo tồn tượng nhục thân.
GS. TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia.
Tại hội thảo, GS. TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đã trình bày báo cáo: “Chùa Đậu trong cảnh quan lịch sử văn hóa trấn Nam Sơn”.

PGS. TS. Phạm Thị Thùy Vinh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
PGS. TS. Phạm Thị Thùy Vinh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trình bày báo cáo: “Chùa Pháp Vũ qua tư liệu Hán Nôm”.

TS. Nguyễn Quang Hà, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội
TS. Nguyễn Quang Hà, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội trình bày báo cáo: “Một số nhục thân của các cao tăng Trung Hoa và Nhật Bản”.

Hòa thượng, TS. Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng, TS. Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trình bày báo cáo: “Một số suy ngẫm về nhục thân hai thiền sư chùa Đậu và những quy chuẩn về phương thức thờ phụng”.
.jpg)
TS. Trịnh Văn Định trình bày báo cáo tại hội thảo
TS. Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày báo cáo: “Chùa Đậu ở thế kỷ 17”.

Nhà nghiên cứu Trần Đức báo cáo tại hội thảo
Nhà nghiên cứu Trần Đức, đại diện Nhóm tác giả PGS. TS. Nguyễn Lân Cường, NCC Trần Đức trình bày báo cáo: “Công tác bảo quản nhục thân hai thiền sư họ Vũ”.
TS. Nguyễn Văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày báo cáo: “Ý tưởng quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Đậu”.
Tại phần thảo luận, Hòa thượng Thích Trí Siêu (tức GS. TS Lê Mạnh Thát), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, GS. TSKH. NGND Vũ Minh Giang, Họa sĩ Đào Ngọc Hân, Họa sĩ Nguyễn Đình Bảng, TS. Nguyễn Minh Khang và các nhà nghiên cứu đã thảo luận làm rõ những chủ đề liên quan, thông tin những vấn để mới và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Hòa thượng, Thiền sư Thích Trí Siêu (tức GS.TS. Lê Mạnh Thát), Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh kiến giải về lịch sử phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm kiến giải về danh xưng, tôn xưng "tăng thống" trong phật giáo Việt Nam và những liên quan đến chùa Đậu.

GS. TSKH. NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS. TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh hội thảo đã đạt chất lượng khoa học cao với những thông tin mới, kiến giải, luận giải khoa học mới để mọi người hiểu sâu sắc hơn câu chuyện về hai vị thiền sư họ Vũ. Để chùa Đậu trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn rất cần tăng tính linh thiêng, tạo không gian linh thiêng cho các bảo vật quốc gia là tượng Nhục thân của hai vị thiền sư họ Vũ mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích hết được về sự nhiệm màu ấy.
Kết luận tại hội thảo, GS. TS Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh các ý kiến thống nhất đề xuất, kiến nghị các cơ quan quản lý văn hóa cần gia tăng các biện pháp bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa quý báu là bảo vật quốc gia tượng nhục thân của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Cần nâng cao các biện pháp, kỹ thuật để bảo tồn tốt nhất, hoàn hảo nhất Nhục thân của hai vị Thiền sư họ Vũ. Trong thời gian tới có thể tiếp tục xây dựng hồ sơ về những tấm bia ký có giá trị đặc biệt gắn với quá trình phát triển của chùa Đậu tiến tới xây dựng hồ sơ Di sản tư liệu giúp bổ sung và làm giàu thêm giá trị văn hóa của Chùa Đậu.
Hội thảo khoa học “Chùa Đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc” là dịp để cộng đồng học thuật, Phật tử, cộng đồng họ Vũ - Võ trong và ngoài nước cùng nhân dân cùng nhìn lại những giá trị to lớn của di sản chùa Đậu, từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển văn hóa du lịch bền vững./.
Một số hình ảnh tại hội thảo:

Đại diện Hội đồng Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam tham dự hội thảo.

Hòa thượng Thích Trí Siêu (tức GS. TS. Lê Mạnh Thát) và các đại biểu họ Vũ - Võ tham dự hội thảo.

Hòa thượng Thích Trí Siêu (tức GS. TS. Lê Mạnh Thát) chia sẻ về lịch sử phật giáo Việt Nam và chụp ảnh lưu niệm cùng các phật tử Hà Nội.

Các đại biểu họ Vũ - Võ tham dự hội thảo.

PGS.TS Vũ Văn Quân, Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại hội thảo


Họa sĩ Nguyễn Đình Bảng chia sẻ về quá trình phục chế tượng nhục thân hai thiền sư họ Vũ tại chùa Đậu

Họa sĩ Đào Đình Hân chia sẻ về quá trình phục chế tượng nhục thân hai thiền sư họ Vũ tại chùa Đậu




Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chia sẻ tại hội thảo.
Bài và ảnh: VŨ XUÂN KIÊN - THANH HẰNG
|