Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
Trang chủ Giới thiệu Fanpage Liên hệ  
Danh mục
  + Làng Tiến sĩ Mộ Trạch
  + Hoạt động dòng họ
  + Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam
  -  Tìm về cội nguồn
  -  Danh nhân - Nhân vật lịch sử
  -  Giai thoại người họ Vũ - Võ
  -  Người họ Vũ - Võ hôm nay
  -  Di tích - Gia phả họ Vũ - Võ
  -  Con gái - con dâu họ Vũ - Võ
  -  Họ Vũ - Võ với sự phát triển đất nước
  -  Thế hệ trẻ họ Vũ - Võ
  -  Giới thiệu sách
  -  Họ Vũ chi 3 Từ Sơn, Bắc Ninh
  + Trang vàng Liệt sĩ họ Vũ - Võ
  + Khuyến học - Khuyến tài
  + Thơ ca - Câu đối - Danh ngôn
  + Thư viện ảnh - Video Clip
  + Hồn Việt
Hỗ trợ trực tuyến
09.345.17.666
 Bình luận
nghiêm băn quang : xin xhaof tất cả mọi người
Dương Quốc Khôi : Dạ e là bạn a Vũ Hải Lâm (Lâm Súng Hải Phòng - Lâm USD). Em rất ngưỡng mộ dòng tộc Vũ-Võ.
HBH : Dạ con/cháu/em xin phép tìm nhánh Võ Hy của cụ Võ Liêm ở làng Thần Phù Huế ạ. Xin cám ơn
vũ đình diện : tổ tiên tôi tên là vũ chính trực chạy từ quận thái nguyên vào nghệ an nay tôi đăng lên đây không biết dòng họ vũ võ nào có tài liệu của dòng họ tôi ko
Võ Như Hoàng Phước : Như Vũ Phong bên trên có nói, từ thời HBT đã có họ Vũ, rồi bao nhiêu họ Vũ/Võ không phải từ ông cụ Vũ Hồn mà phát sinh ra. Ở đây mình cũng không thấy cây phả hệ đầy đủ từ dòng họ Vũ (Hồn). Như họ Võ Như của mình ở Quảng Nam thì lại phát tích từ ông Võ Như Phô, con ông Võ Như Oanh di cư từ miền bắc (không rõ tỉnh) vào từ năm 1667. Việc tìm hiểu cội nguồn cũng chưa đến điểm mấu chốt. Một số ông/bác trong tộc họ dẫn về tộc Vũ/Võ với cụ tổ Vũ Hồn nhưng không có cây phả hệ để thấy sự gắn kết này. Mong một ngày sẽ có cây phả hệ để mọi con dân họ Vũ/Võ có thể biết dòng máu trong mình từ đâu ra. Trân trọng.
Vũ Phong : Tôi thấy từ thời Hai Bà TRưng đã có họ Vũ ,Các bác có thể xem sự tích tướng quân Bát Nàn.Nên nói họ Vũ ở ViệtNam xuất phát kỷ 13 -Với Ông tổ là Vũ Hồn ,là không thuyết Phục.
Vũ Phong : https://www.dkn.tv/van-hoa/tho-nu-anh-hung-dat-viet-vu-thuc-nuong.html
VÕ QUANG ĐÔNG : tự hào là người họ võ
Fortressnbb : "Julia's Garland" (fr. Guirlande de Julie)
Vũ Thanh Giang : Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ
Vũ Ngọc Chiến : Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều
Vũ Ngọc Trân, Nha Trang : Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn
VŨ HỒ VŨ : Xin chào, Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc. Gia đình chúng tôi thuộc dòng "VŨ ĐÌNH". Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ. Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com Xin chân thành cảm ơn
võ hoàng Phong (Vũ Phong : chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an mình sống và làm việc tại TP.HCM, ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền. dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối số đt mình 0941886979
Vũ Ngọc Ninh : sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .
Vũ Minh Tuân : Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối - Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn
Vũ Văn Sơn : Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá
trandat : em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!
vuhao21 : anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai
Vũ Thu Trang : ai cho mik bt thêm về những nét văn hóa liên quan tới đền thờ vũ cố đc ko
Vũ Văn Tuấn : Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Võ Chí Thành : Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688
Vũ Hồng Hải : Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình
Vũ Võ Chí Dũng : Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks
Hoàng Hoa : Thanh phong bạn đã bị lừa đảo Tiền quyển gia phả chỉ có 100k thôi nhé - chính thống luôn cần liên lạc ban quản lý di tích dòng họ vũ làng mộ Trạch hoặc trưởng thôn
Vũ Thanh Phong : Hôm nay cháu có nhận được 1 cuộc điện thoại về việc mua 1 quyển sách về dòng tộc vũ võ với giá 400k, ông bà cô bác ơi quyển sách đó có không ạ, dòng họ vũ võ có xuất bản không ạ. Con cảm ơn ạ.
vu van trang : mik ở năm đinh chào tất cả ae
Bùi Mạnh Hùng : Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn
Vũ Xuân Tùng : Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ
Võ Văn Bình : Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Anh Nguyen : Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.
Võ Thành Quân : Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng "Thái Nguyên Quận" nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối
Vũ Đắc Dũng : Xin chào
Vũ Hữu Thọ : Xin chào dòng họ Vũ - Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ - Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ
vu dinh tuong : muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi
Nguyễn Xuân hảo : Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ. Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài "Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập" của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288
Vũ Nam Hà : Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ - Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.
võ thái hiệp : Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.
Vũ Hoài Phương : Tôi có nhận được điện thoại của Ban Liên lạc dòng họ Vũ-Võ VN về việc đề nghị ủng hộ mua sách ghi công danh những người thành đạt và có nói tôi cũng được ghi danh trên quyển sách đó giá 350K, việc làm đó có phải Ban liên lạc đề ra chủ trương hay không? bản thân tôi cũng nghi ngờ việc làm này lắm. Có ai biết xin cho thông tin cụ thể, thành viên ban liên lạc và sđt
vũ đăng hân : quang khải tứ lộc hải hưng cũ nay đổi thành quang khải tứ kỳ hải dương ai nguồn gốc ở hải dương thì alo nhé
vũ đình mạnh : mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ
Nguyễn Thị Thúy Hà : quá hay
Nguyễn Cao Minh : quá hay
võ nguyễn đồng khuyến : tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc
Vóc Thị Than Thuý : Mình rất tự hào về dòng họ Võ - Vũ
vũ đức thịnh : xin chào tất cả mọi nguòi nhé xin hỏi có bạn nào họ vũ làm nghè tái chế hạt nhụako vạy có thì mình giao lưu nhé sdt 0977766847
Vũ Thị Thùy : Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!
Vũ Thị Quỳnh Anh : Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ - Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!
Vũ Đức Quý : Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!
vũ tú nam : Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.
Họ tên : mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko
Vũ Văn Tùng : Thanh Xuân- Thanh Hà - Hải Dương. Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Chào các anh/chị/em ạ!
Vũ Thị Bích Phương : Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ :)
Vũ Thành Trang : nguyên quán : Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM
Vũ Thị Thiên : cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ
TS. Vũ Xuân Trường : Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không
Võ Thành Nam : xin chào các bạn!
Võ thúy triều : tự hào dòng máu vũ võ việt nam
Vũ trọng lợi : Chao tat ca ba con ho vu
Vũ trọng lợi : Xin chào
  Bình luận của bạn
(*) Mã:  dknw46
THỐNG KÊ
Khách online: 33
Tổng cộng: 50998307
   Trang chủ > Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam > Tìm về cội nguồn >
  Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử , Trang thông tin điện tử www.hovuvovietnam.com
 
Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử

Việc đổi họ thay tên trong lịch sử Việt Nam ta từ xưa tới nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau: hoặc vì bán khoán, vì ở rể, vì ngoại hôn, vì làm con nuôi, vì phạm húy, vì được ban họ vua chúa, vì ái mộ, vì mâu thuẫn, vì mục đích hoạt động cách mạng, hoạt động chính trị…











Họ Vũ còn gọi là họ Võ

1. Từ họ Lý ra họ Nguyễn

Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).

Nguyên Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224) nhường ngôi cho người con gái mới sáu tuổi là Chiêu Thánh công chúa tháng Mười năm giáp thân (cuối 1224), tức Lý Chiêu Hoàng (trị vì 124-1225). Lý Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng, xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang thiền sư. Trần Thủ Độ sắp đặt cho con cháu của mình là Trần Cảnh, mới tám tuổi, cưới Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lại nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tức Trần Thái Tông.

Để củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ kiếm cách tiêu diệt tất cả con cháu nhà Lý. Việc đầu tiên là Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần Thủ Độ nói rằng: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái". Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: "Lời nhà ngươi nói ta hiểu rồi". Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào triều bàn việc. Huệ Quang biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận. (1)

Trần Thủ Độ ra lệnh đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng các bộ tộc ít người ở các vùng núi xa xôi miền biên viễn. Tháng tư năm nhâm thìn (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lý, nên Trần Thủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.

Gần cuối năm nhâm thìn (1232), tôn thất nhà Lý tập trung làm lễ tế tổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm (nay thuộc Bắc Ninh). Trần Thủ Độ cho làm nhà tế lễ bằng tre lá trên một cái hầm, khi con cháu nhà Lý tập trung hành lễ, Trần Thủ Độ ra lệnh chôn sống hết con cháu nhà Lý để dứt điểm một vấn đề làm cho Trần Thủ Độ lo lắng bấy lâu nay. Sau cuộc thanh trừng khủng khiếp này, con cháu nhà Lý không còn dám về Bắc Ninh làm lễ tế hàng năm, và họ thay tên đổi họ sống lẫn khuất trong dân gian để tránh bị tiêu diệt. (2)

Đặc biệt hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ của Lý Anh Tông đã bỏ nước ra đi năm 1226, cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Triều Tiên hay Cao Ly tức Korea. Tám trăm năm sau, con cháu của hoàng tử này đã về Việt Nam thăm lại đất tổ. (3)

Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao triều đình nhà Trần buộc họ Lý đổi thành họ Nguyễn mà không qua họ khác ?. Điều này rất khó trả lời vì không có tài liệu cụ thể, chỉ biết được rằng họ Nguyễn là một dòng họ ít người bên Trung Hoa, và ngược lại họ Nguyễn có nhiều và có sớm ở nước ta. (4) Phải chăng Trần Thủ Độ muốn cho họ Lý hòa lẫn trong số đông người Việt rải rác khắp nước ?

2. Họ Trần qua họ Trình

Để quân Minh chóng rút về nước, cuối năm 1427, Lê Lợi chấp nhận giải pháp hòa bình trong danh dự cho cả hai bên: trước đây quân Minh xâm lăng nước ta dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nay Lê Lợi đồng ý đưa Trần Cao lên ngôi, xem như quân Minh viễn chinh đã đạt được mục đích ban đầu là đưa người họ Trần trở lại ngôi báu, nay rút về nước trong vinh quang. (5)

Sau khi quân Minh về nước, Trần Cao biết thân phận mình, bỏ trốn về châu Ngọc Ma (Nghệ An), nhưng bi bắt lại, và uống thuốc độc chết. Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ (trị vì 1428-1433).

Lê Thái Tổ được nước không do một cuộc đảo chánh cung đình mà do công lao chiến đấu của chính ông và gia đình, nên ông ít có thái độ kỳ thị với họ Trần là họ cầm quyền trước đó. Ông có một sách lược rất khôn khéo là ban quốc tính rộng rãi cho các công thần. Ngay khi vừa lên ngôi năm 1428, Lê Thái Tổ ra sắc chỉ cho ghi chép công trạng của những người đã theo vua khởi nghĩa, ban chức tước và quốc tính (họ của nhà vua) cho 221 người. Đây là đợt ban quốc tính nhiều nhất trong lịch sử nước ta, đến nỗi vua Tự Đức đã lên tiếng chê rằng "... cho quốc tính nhiều quá như thế nầy thì nhàm lắm". (6)

Việc làm nầy của Lê Thái Tổ bề ngoài xem ra là một đặc ân, nhưng thật sự là một thủ đoạn chính trị ràng buộc các công thần bằng cách đồng hóa các quan vào họ nhà vua để dễ kiểm soát nhằm tránh hậu hoạn. Lê Thái Tổ là một người rất đa nghi. Những công thần đã cùng ông dày công đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước mà có bất cứ một biểu hiện nào khả nghi tức thì bị Lê Thái Tổ tiêu diệt ngay.

Nạn nhân đầu tiên là Lê Hãn tức Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn dòng dõi Trần Nguyên Đán, lập nhiều chiến công thời kháng Minh, được phong Hữu tướng quốc và họ Lê năm 1428, sau khi Lê Thái Tổ cầm quyền. Lê Hãn cho rằng "nhà vua có tướng như Việt Vương Câu Tiễn, không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được", nên ông bắt chước Trương Lương, xin rút lui về hưu dưỡng. "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", khi Lê Hãn về ấp Sơn Đông (Sơn Tây ngày nay) hưu dưỡng, ông vẫn bị gièm pha là mưu toan làm phản. Lê Thái Tổ ra lệnh cho người đến bắt. Khi thuyền đến bến sông Sơn Đông, Lê Hãn tự trầm mình qua đời (7) Dĩ nhiên việc trầm mình nầy cũng là một dấu hỏi lớn không bao giờ được trả lời.

Sau Lê Hãn đến Lê Văn Xảo tức Phạm Văn Xảo, bị Lê Thái Tổ nghe lời gièm pha ra lệnh phải chết và tịch thu nhà cửa cuối năm 1430. Dưới triều con của Lê Thái Tổ là Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442), thêm ba vị đại công thần bị giết là Lê Nhân Chú (1434), Lê Sát (1437), và Lê Ngân (1437). Ngoài ra còn có Lê Khả và Lê Khắc Phục bị triệt hạ vào năm 1451 thời vua Lê Nhân Tông (trị vì 1443-1459).

Sau khi Lê Nghi Dân bị các tướng lãnh phản đảo chánh và lật đổ năm 1460, Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) được sử sách đánh giá là một minh quân, nhưng lại đi vào vết xe của nhà Trần. Vừa cầm quyền được hai tháng, Lê Thánh Tông hạ chiếu ra lệnh đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà nầy tên huý là Phạm Ngọc Trần, người làng Quần Lai, huyện Lội Dương (Thanh Hóa), vợ của Lê Thái Tổ, mẹ của Lê Thái Tông, tức bà nội của Lê Thánh Tông. Nhà vua cho rằng bà nội của mình tên Trần nên yết thị cho dân chúng khắp nước, nơi nào có họ "Trần" đều phải đổi chép thành chữ "Trình". (8)

Tại sao thời Lê Thái Tổ, rồi đến Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, các vua không kỵ huý bà Cung Từ mà Lê Thánh Tông lại kỵ huý ? Phải chăng sau những biến động của triều đình kể từ khi Lê Thái Tông bất đắc kỳ tử năm 1442, và Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân lật đổ và bắt giết năm 1459, Lê Thánh Tông đã dùng cách kỵ huý (như Trần Thủ Độ trước đây) để tách ảnh hưởng của họ Trần, hoặc để ngầm đe dọa con cháu họ Trần đừng kiếm cách lợi dụng tình hình để phục hồi triều đại cũ.

Dầu sao, Lê Thánh Tông chưa đi đến chỗ quyết liệt như Trần Thủ Độ, nghĩa là Lê Thánh Tông vẫn chưa tận diệt họ Trần, và để cho những người họ Trần giữ những chức quan nhỏ như trong đoàn sứ thần gởi sang nhà Minh năm nhâm ngọ (1462) có Trần Bàn, hoặc trong viện Khâm hình của triều đình lúc đó có Trần Phong, nhưng không thấy có nhân vật nào họ Trần giữ chức vụ quan trọng mãi đến thời kỳ loạn lạc sau khi Mạc Đăng Dung đảo chánh (1527) mới thấy vài nhân vật họ Trần xuất hiện trở lại trên sân khấu chính trị nước ta.

3. Họ Mạc đổi thành nhiều họ

Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Mạc Đỉnh Chi, đỗ cử nhân võ và làm đô chỉ huy sứ năm 1508 (mậu thìn), nhờ thời thế dần dần được các vua nhà Lê tin dùng, thăng dần lên chức thái phó tiết chế các doanh quân thủy bộ, tước Nhân Quốc Công triều vua Lê Chiêu Tông (trị vì 1516-1522). Quyền hành càng ngày càng lớn, Mạc Đăng Dung lấn ép vua Lê và cuối cùng đảo chánh lật đổ vua Lê Cung Hoàng (trị vì 1522-1527), tự mình lên làm vua tức Mạc Thái Tổ (trị vì 1527-1530) lập ra nhà Mạc.

Nhà Mạc cầm quyền từ thời Mạc Thái Tổ đến thời Mạc Mậu Hợp (trị vì 1562-1592), truyền được năm đời trong 65 năm. Trong lịch sử, họ Mạc bị lên án về các lỗi lầm sau đây:

  • Tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lê, không trung quân (1527).

  • Đầu hàng nhà Minh và cắt đất chia cho nhà Minh (1540).

Trước hết, bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng đều có phản ứng cả. Từ Lê Hoàn, Trần Thủ Độ đến Lê Quý Ly, tất cả đều bị những cựu quan bảo thủ của triều trước, mất quyền lợi đứng lên phản đối. Mạc Đăng Dung cũng nằm trong trường hợp đó.

Thứ đến, chúng ta cần chú ý: ai là người đã lên án gắt gao họ Mạc ? Câu trả lời rất rõ ràng là các sử quan nhà Lê trung hưng là những người đầu tiên lên án họ Mạc. Việc nầy rất dễ hiểu vì nhà Mạc dẹp nhà Lê, nay trung hưng được thì nhà Lê kết tội nhà Mạc. Sau đó là các sử quan nhà Nguyễn vì nhà Nguyễn không muốn ai lật đổ ngôi báu của mình nên lên án tất cả những ai đã tổ chức đảo chánh cung đình.

Nhưng "ở đời muôn sự của chung", một triều đại (chính quyền) yếu đuối, kém khả năng cần được thay thế bằng một triều đại (chính quyền) khác hữu hiệu hơn để cai trị nước, đó là lẽ tự nhiên, nên việc đảo chánh của Mạc Đăng Dung không đáng bị lên án như các sách vở trước đây đã làm.

Việc đầu hàng nhà Minh và cắt đất xin hàng cần được xét lại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Sau khi nhà Lê mất ngôi, hai vị cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang chạy qua nhà Minh tố cáo hành động của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đưa quân qua hỏi tội họ Mạc năm 1529 (kỷ sửu). (9)

Năm 1533 (quý tỵ), Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lập lên làm vua là Lê Trang Tông (trị vì 1533-1648) trong lúc đang lưu vong tại Ai Lao. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn mười người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 (bính thân), một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh họ Mạc.

Hành động của vua Lê, kêu gọi người nước ngoài về đánh nước mình, trong đó có ý kiến cố vấn của Nguyễn Kim, không bị một sử gia nào lên án. Việc làm nầy đưa đến kết quả cụ thể là nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem binh mã sang ải Nam Quan năm 1540. Ngược lại, trong thế yếu, muốn tránh một cuộc chiến mà mình nắm chắc phần thất bại, đồng thời dân Việt sẽ một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị trực tiếp của ngoại nhân như thời Mộc Thạnh, Trương Phụ, Mạc Thái Tổ, lúc đó đã lên làm thái thượng hoàng, đành chấp nhận đầu hàng và chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, lên ải Nam Quan (Lạng Sơn) chịu nhục. Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ, nước ta trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nhưng trong thực tế vẫn độc lập một phương, vua Mạc vẫn cai trị đất đai từ Lạng Sơn trở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị. Ai cũng bảo Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh vì quyền lợi gia đình họ Mạc, nhưng giả thiết, một giả thiết không bao giờ có thể quay lại được, Mạc Đăng Dung chống cự quân Minh như họ Hồ, nước ta bị tái đô hộ, thì nhân dân ta còn khổ biết bao nhiêu nữa. Đàng nầy, Mạc Đăng Dung một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên. Người ta ưa ca tụng Hàn Tín khi nghèo khổ đã lòn trôn tên bán thịt chợ Hoài Âm (Trung Hoa) như là một gương nhẫn nhục đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia xẻ với nỗi nhẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung rất buồn tủi về sự kiện Nam Quan (Lạng Sơn) nên về nhà chưa được một năm, ông nhuốm bệnh từ trần năm 1541.

Cuối cùng việc cắt đất nghe ra khá to lớn, nhưng đó chỉ là năm động của những sắc tộc ít người nằm ở vùng biên giới Hoa Việt: Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, và La Phù thuộc châu Vĩnh An, ở Yên Quảng. Chúng ta cần chú ý là những sắc tộc ít người sinh sống trong các động dọc biên giới Hoa Việt không nhất định về theo chính quyền Trung Hoa hay Đại Việt, mà chỉ bên nào mạnh thì họ triều cống để được yên thân. Do đó, việc cắt đất nầy chỉ có tính cách giấy tờ chứ trên thực tế là bên nào mạnh họ theo.

Trong khi đó, sau khi trở về Thăng Long, năm 1596 vua Lê Thế Tông (trị vì 1573-1599) cử người đem hình dạng hai quả ấn của nhà Mạc và vua Lê lên Nam Quan cho đại diện nhà Minh khám xét, nhưng quan nhà Minh không chịu, bắt vua Lê phải thân hành đến gặp. Vua Lê phải chấp hành, nhưng khi đến nơi đợi lâu quá không được gặp quan nhà Minh, vua Lê đành trở về, rối năm sau (1597) lên một lần nữa mới được hội kiến. (10) Sự kiện nầy chẳng khá gì hơn việc Mạc Đăng Dung lên Nam Quan năm 1540.

Vì quá ham lên án nhà Mạc, sử sách lơ là những công trạng đáng nhớ của nhà Mạc. Sau khi Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, rồi chạy sang Trung Hoa. Trước khi từ trần năm 1594, đại tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn để thư lại dặn vua Mạc Kính Cung: "... Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội, sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lần than khốn khổ ..." (11)

Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn, nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc.

Điểm quan trọng nhất là con cháu nhà Mạc đã không kêu nài van xin người Minh đem quan sang đánh nước ta giống như nhà Lê đã làm. Họ chỉ yêu cầu nhà Minh can thiệp cho họ về sinh sống đất Cao Bằng. Chính họ đã góp công phát triển Cao Bằng, tạo thế đoàn kết kinh thượng và biến Cao Bằng thành một vùng biên giới vững chắc để chống lại Trung Hoa. Công trạng nầy tuy không rực rỡ như đường về phương nam của chúa Nguyễn, nhưng sử sách cũng không thể quên tuyên dương họ Mạc.

Khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, trung hưng nhà Lê (1593), con cháu họ Mạc tẩu tán khắp nước, một số lên Cao Bằng, một số chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An ẩn trốn, và một số vào Nam theo chúa Nguyễn. Con cháu họ Mạc đổi ra rất nhiều họ khác nhau. Sách Thế phả ghi rõ là con của Mạc Đăng Doanh, em của Mạc Kính Điển là Mạc Cảnh Huống vào Nam theo Nguyễn Hoàng, sau con là Mạc Cảnh Vinh đổi là Nguyễn Hữu Vinh. (12) Không những chỉ một họ Nguyễn, mà chắc chắn còn nhiều họ khác nữa. Trước đây, những họ nầy không lên tiếng vì một mặt sợ các chính quyền quân chủ trả thù, và một mặt việc sử sách lên án triều đại nhà Mạc ít nhiều gây những ưu phiền cho con cháu họ nhà nầy. Hy vọng sẽ có một ngày nào đó, con cháu những họ nầy thấy rõ rằng nhà Mạc không đáng bị lên án như người ta đã làm xưa nay, bỏ qua những ưu phiền không đáng, sẽ lên tiếng để tìm về gốc gác ông bà mình.

Qua ba cuộc đổi họ trên đây, lý do chính đưa đến việc đổi họ là do tiên tổ các họ nầy đã lên nắm chính quyền, lập triều đại, sau bị truất phế và bị nghi ngờ nên con cháu bị bắt buộc phải đổi họ. Ngược lại, trong lịch sử nước ta, có một dòng họ lớn từ thời Ngô Quyền lập quốc cho đến nay không thay đổi mà mỗi ngày một phát triển, hưng thịnh. Đó là họ Nguyễn Phúc ở Gia Miêu ngoại trang, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

4. Một họ lớn không thay đổi

Theo Thế phả, "Đức Định Quốc Công huý là Nguyễn Bặc, thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài được xem là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Phúc." (13)

Nguyễn Bặc (924-979) là bạn chí thân từ thuở hàn vi và là cận thần của Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng (trị vì 968-979). Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, Nguyễn Bặc được phong Định Quốc Công, đứng đầu các công thần. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Nguyễn Bặc bắt giết ngay kẻ thích khách là Đỗ Thích, và tôn phò con của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Tuệ. Lê Hoàn có ý làm phản nhà Đinh, Nguyễn Bặc chống đồi, cầm quân đánh Lê Hoàn, nhưng bị Lê Hoàn bắt giết.

Theo sách Thế phả, tức sách gia phả của dòng họ nầy, từ thời Nguyễn Bặc cho đến ngày nay, thời nào họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang (Thanh Hóa) cũng đều có người giữ những địa vị cao trong các triều đại, và thường được phong tước công. Chỉ có một thay đổi nhỏ so với lúc ban đầu là họ nầy lót thêm chữ "Phúc" vào thế kỷ 16. Tương truyền rằng khi sắp sinh, vợ của Nguyễn Hoàng nằm mộng thấy thần nhân cho một tờ giấy viết đầy chữ "Phúc". Có người đề nghị bà lấy chữ "Phúc" đặt tên cho con, thì bà trả lời rằng: "Nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng phúc, chi bằng lấy chữ "Phúc" đặt làm chữ lót thì mọi người đều được hưởng phúc". Bà liền đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635, cầm quyền 1613-1635). Từ đó, họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang đổi thành họ Nguyễn Phúc. (14)

Dù có người nghĩ rằng các tác giả Thế phả đương nhiên tâng bốc tổ tiên mình, nhưng không ai có thể phủ nhận những khuôn mặt lớn trong quá trình lịch sử dân tộc như Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn (?-1229), Nguyễn Kim (1468-1545), Nguyễn Hoàng (1525-1613), Nguyễn Phúc Tần (1620-1687, cầm quyền 1648-1687) ...

Thời điểm cực thịnh của họ Nguyễn Phúc là việc llên ngôi năm 1802 của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long (trị vì 1802-1819), đóng đô tại Phú Xuân, cai trị một đất nước rộng lớn nhất so với các triều đại trước, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Các vua Nguyễn rất đông con nên ngoài việc lập Tôn nhân phủ (15) như các triều đại trước để quản lý người trong hoàng gia, vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) còn làm một bài đế hệ thi và mười bài phiên hệ làm chữ lót cho con cháu Nguyễn Phúc để phân định thứ bậc các hệ phái từ con cháu của Gia Long trở xuống.

Năm 1945, vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) thoái vị tại Huế, chấm dứt chế độ quân chủ tại nước ta, nhưng họ Nguyễn Phúc, vốn rất đông người từ thời các vua Nguyễn, vẫn cứ phát triển vững vàng, và có nhiều nhân vật nổi tiếng trong khắp các lãnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, học thuật, kinh tế, khoa học ... chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.

CHÚ THÍCH :

  1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục, bản dịch của Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr. 448-449.

  2. Cương mục, bản dịch, tr. 456.

  3. Nguyệt san Làng Văn, Toronto, Canada, số 125, tháng 1-1995, tr. 17.

  4. Chỉ cần xem lịch sử danh nhân Trung Hoa, chúng ta thấy rất ít người họ Nguyễn; trong các từ điển danh nhân Việt Nam, họ Nguyễn rất nhiều. Ngày nay, mở danh bạ điện thoại, chúng ta thấy họ Nguyễn chiếm khoảng gần 50%.

  5. Thổ quan châu Ngọc Ma (Nghệ An), tên là Hồ Ông, tự xưng là cháu ba đời vua Trần Nghệ Tông (trị vì 1370-1372). Cuối năm bính ngọ (1426), để đáp ứng ý muốn của người Minh trong các cuộc thương thuyết, Lê Lợi cho đón Hồ Ông về, đổi tên là Trần Cao, đặt lên làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Khánh. (Cương mục, bản dịch tr. 803-804)

  6. Cương mục, bản dịch tr. 864-865.

  7. Cương mục, bản dịch tr. 880.

  8. Cương mục, bản dịch tr. 1013.

  9. Cương mục, bản dịch tr. 1327.

  10. Cương mục, bản dịch tr. 1418-1419.

  11. Cương mục, bản dịch tr. 1411.

  12. Nguyễn Phúc tộc thế phả, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, Nxb. Thuận Hóa 1995, tr. 126. Gọi tắt Thế phả.

  13. Thế phả, tr. 21.

  14. Thế phả, tr. 113. Chú ý: Chữ "Phúc" còn được đọc là "Phước".

  15. Sau năm 1954, Tôn nhân phủ đổi thành Hội đồng Nguyễn Phúc tộc.

Giáo sư Trần Gia Phụng
www.hovuvovietnam.com



  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
cdentx

Nội dung các bình luận
 

Các tin khác
  + Văn bản của Công sứ Massimi xác nhận quyền bảo vệ Mộ tổ của con cháu họ Vũ (05/11/2024)
  + Họ Võ trên huyện đảo Lý Sơn (01/11/2024)
  + Thông báo cuộc điền dã khảo sát số 3 (16/6/2017) tại thôn Trạch Xá, xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương (28/08/2017)
  + Cuộc Nam tiến của dòng họ Vũ - Võ (22/08/2017)
  + Đi tìm nguồn gốc họ Võ - Vũ ở Quảng Ngãi (18/08/2017)
  + ​Về thăm ngôi đền thờ sự học đầu tiên của người Việt (20/11/2015)
  + Đôi điều cần làm sáng tỏ thêm về họ Vũ / Võ Việt Nam (23/01/2015)
  + Đền làng Thân (09/12/2014)
  + Mộ tổ một dòng họ bị đào trộm bằng máy xúc ở Quốc Oai (18/12/2013)
  + Trên vùng đất cổ và nôi văn hóa Việt: Họ Vũ Bắc Ninh (09/08/2013)
  + Vai trò của các dòng họ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (23/07/2013)
  + Ký sự chuyến đi thăm di tích Đồng Tháp Mười nơi có đền thờ 2 ông Thiên hộ Võ Duy Dương và ông Đốc Binh Kiều (24/09/2012)
  + Chi họ Vũ thôn Ba Động, Gia Lộc, Hải Dương (31/05/2012)
  + Cây đa thành nhà Bầu (20/05/2012)
  + Anh Võ Thái Sơn tìm chú Võ Văn Tự (09/09/2011)
TIN MỚI NHẤT
Người thầy họ Vũ với ba vị đại khoa triều Lê sơ Người thầy họ Vũ với ba vị đại khoa triều Lê sơ
Kế hoạch tổ chức và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, BTC Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X Kế hoạch tổ chức và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, BTC Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X
Điều lệ Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X - năm 2024 (Dự thảo) Điều lệ Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X - năm 2024 (Dự thảo)
Tìm phần mộ liệt sĩ Vũ Hữu Thư quê Đan Giáp,Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương Tìm phần mộ liệt sĩ Vũ Hữu Thư quê Đan Giáp,Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương
Hoàng giáp, Thượng thư Vũ Quỳnh - tấm gương về khuyến học, khuyến tài Hoàng giáp, Thượng thư Vũ Quỳnh - tấm gương về khuyến học, khuyến tài

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ  WWW.HOVUVOVIETNAM.COM

(Quyết định Thành lập ngày 11/11/2008 do cố GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch Danh dự HĐDH  Vũ - Võ Việt Nam ký)

Người Sáng lập, Trưởng Ban biên tập: Vũ Xuân Kiên
Hotline / Zalo/Viber: 0934517666 - Email: vuxuankien286@gmail.com - Facebook:
Vũ Xuân Kiên

Group "DÒNG HỌ VŨ VÕ VIỆT NAM" trên mạng xã hội Facebook: www.facebook.com/groups/hovuvovietnam/
Fanpage "Dòng Họ Vũ Võ Việt Nam":
www.facebook.com/DongHoVuVoVietNam/

Bản quyền thuộc về www.hovuvovietnam.com - © 2008-2024. Ghi rõ nguồn: www.hovuvovietnam.com khi phát hành lại thông tin từ website này.