Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
Trang chủ Giới thiệu Fanpage Liên hệ  
Danh mục
  + Làng Tiến sĩ Mộ Trạch
  + Hoạt động dòng họ
  + Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam
  -  Tìm về cội nguồn
  -  Danh nhân - Nhân vật lịch sử
  -  Giai thoại người họ Vũ - Võ
  -  Người họ Vũ - Võ hôm nay
  -  Di tích - Gia phả họ Vũ - Võ
  -  Con gái - con dâu họ Vũ - Võ
  -  Họ Vũ - Võ với sự phát triển đất nước
  -  Thế hệ trẻ họ Vũ - Võ
  -  Giới thiệu sách
  -  Họ Vũ chi 3 Từ Sơn, Bắc Ninh
  + Trang vàng Liệt sĩ họ Vũ - Võ
  + Khuyến học - Khuyến tài
  + Thơ ca - Câu đối - Danh ngôn
  + Thư viện ảnh - Video Clip
  + Hồn Việt
Hỗ trợ trực tuyến
09.345.17.666
 Bình luận
nghiêm băn quang : xin xhaof tất cả mọi người
Dương Quốc Khôi : Dạ e là bạn a Vũ Hải Lâm (Lâm Súng Hải Phòng - Lâm USD). Em rất ngưỡng mộ dòng tộc Vũ-Võ.
HBH : Dạ con/cháu/em xin phép tìm nhánh Võ Hy của cụ Võ Liêm ở làng Thần Phù Huế ạ. Xin cám ơn
vũ đình diện : tổ tiên tôi tên là vũ chính trực chạy từ quận thái nguyên vào nghệ an nay tôi đăng lên đây không biết dòng họ vũ võ nào có tài liệu của dòng họ tôi ko
Võ Như Hoàng Phước : Như Vũ Phong bên trên có nói, từ thời HBT đã có họ Vũ, rồi bao nhiêu họ Vũ/Võ không phải từ ông cụ Vũ Hồn mà phát sinh ra. Ở đây mình cũng không thấy cây phả hệ đầy đủ từ dòng họ Vũ (Hồn). Như họ Võ Như của mình ở Quảng Nam thì lại phát tích từ ông Võ Như Phô, con ông Võ Như Oanh di cư từ miền bắc (không rõ tỉnh) vào từ năm 1667. Việc tìm hiểu cội nguồn cũng chưa đến điểm mấu chốt. Một số ông/bác trong tộc họ dẫn về tộc Vũ/Võ với cụ tổ Vũ Hồn nhưng không có cây phả hệ để thấy sự gắn kết này. Mong một ngày sẽ có cây phả hệ để mọi con dân họ Vũ/Võ có thể biết dòng máu trong mình từ đâu ra. Trân trọng.
Vũ Phong : Tôi thấy từ thời Hai Bà TRưng đã có họ Vũ ,Các bác có thể xem sự tích tướng quân Bát Nàn.Nên nói họ Vũ ở ViệtNam xuất phát kỷ 13 -Với Ông tổ là Vũ Hồn ,là không thuyết Phục.
Vũ Phong : https://www.dkn.tv/van-hoa/tho-nu-anh-hung-dat-viet-vu-thuc-nuong.html
VÕ QUANG ĐÔNG : tự hào là người họ võ
Fortressnbb : "Julia's Garland" (fr. Guirlande de Julie)
Vũ Thanh Giang : Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ
Vũ Ngọc Chiến : Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều
Vũ Ngọc Trân, Nha Trang : Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn
VŨ HỒ VŨ : Xin chào, Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc. Gia đình chúng tôi thuộc dòng "VŨ ĐÌNH". Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ. Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com Xin chân thành cảm ơn
võ hoàng Phong (Vũ Phong : chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an mình sống và làm việc tại TP.HCM, ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền. dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối số đt mình 0941886979
Vũ Ngọc Ninh : sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .
Vũ Minh Tuân : Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối - Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn
Vũ Văn Sơn : Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá
trandat : em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!
vuhao21 : anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai
Vũ Thu Trang : ai cho mik bt thêm về những nét văn hóa liên quan tới đền thờ vũ cố đc ko
Vũ Văn Tuấn : Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Võ Chí Thành : Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688
Vũ Hồng Hải : Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình
Vũ Võ Chí Dũng : Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks
Hoàng Hoa : Thanh phong bạn đã bị lừa đảo Tiền quyển gia phả chỉ có 100k thôi nhé - chính thống luôn cần liên lạc ban quản lý di tích dòng họ vũ làng mộ Trạch hoặc trưởng thôn
Vũ Thanh Phong : Hôm nay cháu có nhận được 1 cuộc điện thoại về việc mua 1 quyển sách về dòng tộc vũ võ với giá 400k, ông bà cô bác ơi quyển sách đó có không ạ, dòng họ vũ võ có xuất bản không ạ. Con cảm ơn ạ.
vu van trang : mik ở năm đinh chào tất cả ae
Bùi Mạnh Hùng : Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn
Vũ Xuân Tùng : Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ
Võ Văn Bình : Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Anh Nguyen : Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.
Võ Thành Quân : Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng "Thái Nguyên Quận" nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối
Vũ Đắc Dũng : Xin chào
Vũ Hữu Thọ : Xin chào dòng họ Vũ - Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ - Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ
vu dinh tuong : muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi
Nguyễn Xuân hảo : Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ. Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài "Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập" của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288
Vũ Nam Hà : Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ - Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.
võ thái hiệp : Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.
Vũ Hoài Phương : Tôi có nhận được điện thoại của Ban Liên lạc dòng họ Vũ-Võ VN về việc đề nghị ủng hộ mua sách ghi công danh những người thành đạt và có nói tôi cũng được ghi danh trên quyển sách đó giá 350K, việc làm đó có phải Ban liên lạc đề ra chủ trương hay không? bản thân tôi cũng nghi ngờ việc làm này lắm. Có ai biết xin cho thông tin cụ thể, thành viên ban liên lạc và sđt
vũ đăng hân : quang khải tứ lộc hải hưng cũ nay đổi thành quang khải tứ kỳ hải dương ai nguồn gốc ở hải dương thì alo nhé
vũ đình mạnh : mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ
Nguyễn Thị Thúy Hà : quá hay
Nguyễn Cao Minh : quá hay
võ nguyễn đồng khuyến : tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc
Vóc Thị Than Thuý : Mình rất tự hào về dòng họ Võ - Vũ
vũ đức thịnh : xin chào tất cả mọi nguòi nhé xin hỏi có bạn nào họ vũ làm nghè tái chế hạt nhụako vạy có thì mình giao lưu nhé sdt 0977766847
Vũ Thị Thùy : Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!
Vũ Thị Quỳnh Anh : Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ - Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!
Vũ Đức Quý : Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!
vũ tú nam : Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.
Họ tên : mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko
Vũ Văn Tùng : Thanh Xuân- Thanh Hà - Hải Dương. Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Chào các anh/chị/em ạ!
Vũ Thị Bích Phương : Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ :)
Vũ Thành Trang : nguyên quán : Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM
Vũ Thị Thiên : cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ
TS. Vũ Xuân Trường : Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không
Võ Thành Nam : xin chào các bạn!
Võ thúy triều : tự hào dòng máu vũ võ việt nam
Vũ trọng lợi : Chao tat ca ba con ho vu
Vũ trọng lợi : Xin chào
  Bình luận của bạn
(*) Mã:  ghnqy4
THỐNG KÊ
Khách online: 31
Tổng cộng: 50998115
   Trang chủ > Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam > Người họ Vũ - Võ hôm nay >
  GS. Trần Phương - nhà kinh tế học và sự nghiệp trồng người GS. Trần Phương - nhà kinh tế học và sự nghiệp trồng người , Trang thông tin điện tử www.hovuvovietnam.com
 
GS. Trần Phương - nhà kinh tế học và sự nghiệp trồng người

           Ông đậu tiểu học khi chưa đầy 12 tuổi. Nhưng sau đó phải ở nhà. Thời đó, chỉ ở Hà Nội mới có trường trung học. Nhà nghèo, lấy tiền ở đâu mà ra Hà Nội ăn học? Rồi bỗng có người mách bảo: muốn ra Hà Nội học, chỉ có một cách là thi vào Trường Bưởi, mà phải giành lấy vị trí đầu bảng để được nhà nước bảo hộ cấp học bổng toàn phần, nghĩa là được ăn ở nội trú không mất tiền. Vũ Văn Dung đã đạt được mục tiêu đó lúc 14 tuổi.

        Rồi học ở trường Bưởi 2 năm, khi mới 16 tuổi, ông đã sớm tham gia hoạt động cách mạng. Bị mật thám truy nã, ông phải tạm lánh về vùng quê để tiếp tục hoạt động. Hai năm sau đó, năm 1945, ở tuổi 18, ông trở thành một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở huyện quê hương ông. Gần như suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở vùng địch hậu đồng bằng sông Hồng, đảm nhiệm nhiều trọng trách khi còn rất trẻ: Bí thư Huyện uỷ năm 19 tuổi, Phó bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên năm 21 tuổi, Giám đốc Sở Thông tin Liên khu III và kiêm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Liên khu III năm 22 tuổi, Khu ủy viên Khu Tả ngạn năm 27 tuổi. Cái tên Trần Phương là bí danh cuối cùng của ông trong thời gian hoạt động ở địch hậu, được giữ lại cho đến tận bây giờ.

       Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông được Trung ương cử sang Trung Quốc để đào tạo về lý luận ở Học viện Mác - Lênin. Sau 2 năm, ông được cử làm Chủ nhiệm Khoa Kinh tế. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ đó.

       Đầu năm 1959, ông được cử về Uỷ ban Khoa học Nhà nước, cùng ông Bùi Công Trừng xây dựng Viện Kinh tế học.

       Năm 1965,  ông là Uỷ viên Đảng - Đoàn, Uỷ ban Khoa học Xã hội. Đến năm 1968, ông được cử làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội. Ông giữ trách nhiệm lãnh đạo Uỷ ban Khoa hoc Xã hội 10 năm nữa, cho đến khi được điều động khỏi nghề nghiên cứu khoa học để chuyển sang nghề quản lý kinh tế.

       Giới kinh tế học thời đó có một đặc điểm khác với nhiều ngành khoa học khác: phần sản phẩm tinh tuý và công phu nhất của nó lại không phải là những công trình xuất bản công khai, mà là những kiến nghị, những đề án, những báo cáo... Những thứ đó không thể in và phát hành rộng rãi trong xã hội, mà chỉ có thể trực tiếp gửi cho những cơ quan cao nhất của Đảng và Chính phủ. Trần Phương cũng giống như nhiều nhà kinh tế học cỡ lớn thời đó, không viết nhiều sách. Điều này ông cũng đã từng giải thích cho những thế hệ sau ông: "Thời đó những ý kiến hay nhất của bọn mình thì lại không thể công bố được. Những ý tưởng kinh tế quan trọng nhất chỉ có thể có vài người đọc thôi. Nhưng vài người đó lại quyết định cả vận mệnh của nền kinh tế quốc gia. Do đó bọn mình không dành nhiều thì giờ để viết sách. Thì giờ nhiều nhất vẫn là phải dành để xử lý những vấn đề mà Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ đặt ra...".

       Cũng vì vậy, nếu nói đến những tác phẩm để ghi vào lý lịch khoa học của Trần Phương thì không nhiều: mấy cuốn sách và vài chục bài luận văn. Ông có 4 cuốn sách đã xuất bản, mà cũng không mấy nổi tiếng: "Chủ nghĩa tư bản ở nông thôn Việt Nam sau cải cách ruộng đất", "Kinh tế học phổ thông" (2 tập), "Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam", "Kinh tế Bungari từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN". Như sau này ông thổ lộ, mấy cuốn sách đó cũng còn sơ sài. Cuốn "Cách mạng ruộng đất" theo ông lẽ ra có thể viết sâu sắc và đầy đủ hơn, nhưng trong những điều kiện lúc đó chỉ có viết đến thế thôi. Sau khi hoàn thành bản thảo cuốn này, Trần Phương đã phải gửi lên để ông Trường Chinh đọc và cho ý kiến trước khi in. Sau này Trần Phương giải thích với tôi: "Viết để cho ông Trường Chinh thông qua thì cậu cũng hiểu là phải viết như thế nào...".

       Viết một công trình khoa học kinh tế để công bố, nhất là nói đến những vấn đề đường lối, quan điểm chiến lược, không dễ dàng chút nào. Thường phải gọt đẽo kỹ càng tới mức không còn bao nhiêu cái sắc nét nữa. Cũng do đó, những cái thú vị nhất lại là những cái "lưu hành nội bộ".

       Phần "Lưu hành nội bộ" sáng giá nhất trong cuộc đời khoa học của Trần Phương có lẽ là những đóng góp trực tiếp cho Tổng Bí thư Lê Duẩn.

       Từ năm 1965 trở đi, ông bắt đầu được Tổng Bí thư chú ý vì những ý kiến và những bài nghiên cứu của ông. Sau đó, ông trở thành một trong những trợ lý gần gũi nhất của Tổng Bí thư. Trên cương vị đó, ông đã có những ảnh hưởng đáng kể đến những suy nghĩ và quyết định của Tổng Bí thư trong lĩnh vực kinh tế.

       Nói rằng Trần Phương có những ảnh hưởng đáng kể tới những suy nghĩ của Tổng Bí thư, cũng có nghĩa rằng Trần Phương không phải là một cái bóng của Tổng Bí thư. Bằng những hiểu biết và những thực tế mà ông quan sát được, ông đã can ngăn nhiều ý tưởng, hoàn thiện và đôi khi cũng điều chỉnh những suy nghĩ. Tổng Bí thư trọng dụng ông vì lý do đó. Hai con người này đã tạo thành một "sự gắn bó" suốt trong 20 năm, cho tới khi Tổng Bí thư qua đời (1986).

       Trong số nhiều đóng góp của Trần Phương đối với tư tưởng kinh tế Việt Nam, có thể kể đến một số "công lao" không phải là vạch đường chỉ lối, mà là can ngăn và điều chỉnh.

       Ông cũng từng khác ý với Lê Duẩn trong cách nhìn nhận bước đi ban đầu của công nghiệp hoá. Theo Lê Duẩn thì phải bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản, trong nông nghiệp thì phải bắt đầu bằng cơ giới hoá. Trần Phương cho rằng phải bắt đầu công nghiệp hoá từ nông nghiệp, mà muốn đưa năng suất của nông nghiệp lên thì không thể và không nên bắt đầu bằng cơ giới hoá, mà phải từ giống và phân bón (Bài "Bàn về bước đi..." đã kể trên). Tư tưởng này cuối cùng đã được chấp nhận.

       Nền kinh tế cũng như các cơ quan kinh tế thời đó là những nơi "chiêu hiền đãi sĩ". Bất cứ ai có khả năng nghiên cứu đều được Viện trưởng "vời". Nhưng như ông nói sau này, ông đã "vời về đó hơn 400 con người, rồi lại phải ký quyết định chuyển công tác cho khoảng trên 300 vị. Tại sao vậy? Hầu hết những cán bộ nghiên cứu đều không từ một nguồn đào tạo đầy đủ nào cả, mà lấy ngang lấy tắt: một số từ trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, một số từ các ban nghiên cứu của Phủ Thủ tướng, một số từ các cơ quan tham mưu của quân đội, một số từ các bộ, các ty, sở... Những người này đã mất phần lớn thời gian cho cuộc cách mạng và kháng chiến. Tri thức nghiên cứu không đủ, cái đà nghiên cứu khoa học cung không có, nên hiệu quả nghiên cứu rất hạn chế. Thực tế đó làm nảy sinh trong đầu GS. Trần Phương một ý tưởng: Phải đào tạo những nhà kinh tế. Ông đã từng mở một lớp bồi dưỡng cho các cán bộ đầu đàn, do các chuyên gia Liên Xô giảng dạy. Nhưng thế hệ này còn làm việc được bao lâu nữa? Về lâu dài, phải bắt đầu đào tạo lớp trẻ, tức là tuyển những học sinh tốt nghiệp phổ thông để đào tạo chính quy. Muốn thế, phải mở ra ở bậc đại học một khoa chuyên về Lý luận kinh tế. Khoa đó không thể để trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi có mục tiêu đào tạo cán bộ thực hành. Thế là Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập vào tháng 11.1974 với nhiệm vụ là đào tạo cán bộ kinh tế chính trị có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, khả năng nghiên cứu kinh tế chính trị, GS. Trần Phương là người sáng lập và cũng là Chủ nhiệm khoa đầu tiên.

       GS. Trần Phương đã huy động hầu hết cán bộ của Viện Kinh tế sang làm cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, thậm chí cả cán bộ hành chính cho Khoa này. Hệ thống thư viện, phòng tư liệu của Viện Kinh tế cũng được ông giao nhiệm vụ phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của Khoa.

       Khi Khoa mới được thành lập, GS. Trần Phương đã dành thời gian trực tiếp lên lớp giảng bài và báo cáo ngoại khóa cho sinh viên. Những ai đã được nghe ông giảng bài, hoặc nghe ông nói chuyện đều có ấn tượng rất sâu sắc về kiến thức uyên thâm, về phương pháp dạy, hình thành ở người học bản lĩnh, phương pháp tư duy và đặc biệt là niềm say mê khám phá khoa học.

       GS. Trần Phương rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, bởi chính ông là một nhà nghiên cứu. Trong 4 năm học, sinh viên Khoa Kinh tế được 3 lần đi thực tập để khảo sát thực tế và viết báo cáo khoa học. GS. Trần Phương đã nhiều lần trực tiếp đưa sinh viên xuống địa bàn thực tập, trực tiếp đọc, góp ý cho các luận văn. Về viết, ông rất nghiêm khắc và đòi hỏi cao. Ông đặc biệt chú trọng đến tính độc lập, sự sắc sảo và cả những gai góc trong nghiên cứu. Nhờ vậy, sinh viên của ông trưởng thành nhanh về năng lực và bản lĩnh nghiên cứu khoa học.

        Nhưng GS. Trần Phương chỉ trực tiếp làm Chủ nhiệm Khoa trong 4 năm (1974 - 1978). Vào những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX, việc "truyền đạo" chỉ là một phần trong các hoạt động của ông. Việc đời còn ngổn ngang bao cuốn hút: nhiều vấn đề đại sự của quốc gia đang đòi hỏi ông phải tham gia giải quyết. Sau khi đã thành lập Khoa Kinh tế và vực nó cho có đà, ông đã trao chức Chủ nhiệm khoa cho một Viện trưởng mới lên thay ông, để ông rảnh tay lo "việc đời"...

       Đây là bài viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi chỉ xin nói về những gì liên quan đến thời kỳ Trần Phương còn làm khoa học. Những chuyện sau đó thì nhiều lắm và cũng rất thú vị. Nếu ví công cuộc chuyển đổi kinh tế của Việt Nam như việc phá một căn nhà cũ để xây một ngôi nhà mới, thì trong sự nghiệp lớn lao này, Trần Phương có đóng góp nhiều viên gạch (và trước đó nữa thì khá nhiều nhát búa). Những việc đó đến nay không mấy người biết rõ. Vì thế không phải không có những cách nghĩ chưa trọn vẹn về ông. Nhưng nhìn nhận về sự nghiệp tham chính của ông không phải là việc của bài này. Đó sẽ là chuyện của những cuốn sử.

       Dù sao, để có một bức chân dung ít nhiều trọn vẹn về một con người đã từng sống và làm việc cùng chúng ta gần nhiều thập niên, tưởng cũng nên lược kể lại cho nhau biết những gì về ông từ ngày ông tham chính cho đến hôm nay.

       Năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Phương trúng cử Ban Chấp hành Trung ương. Đến năm 1977, Trần Phương được điều ra khỏi "nghề" nghiên cứu khoa học kinh tế để đi vào điều hành kinh tế. Đương nhiên, trong con người ông vẫn luôn luôn tồn tại một nhà kinh tế. Trước hết, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương.

       Trong "việc đời" này, ông có nhiều đóng góp cho kinh tế. Có thể ghi nhận rằng ở cương vị "tham chính" ông đã có một số tác động tích cực cho những chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là trong những bước khởi đầu gian nan nhất.

       Một trong những đóng góp lớn đó là giải toả cho nông dân khỏi cái "ách" của chế độ thu mua nông sản. Câu chuyện này thì có thể viết thành cả một "thiên sử", ở đây chỉ xin nói vắn tắt thôi. Từ những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, bắt đầu có chế độ nghĩa vụ bán nông sản cho Nhà nước, coi là điều đương nhiên trong CNXH. Nhất là trong hoàn cảnh có chiến tranh thì nghĩa vụ đó còn là một nhiệm vụ chính trị, một biểu hiện của lòng yêu nước. Là những người mác xít, những người cộng sản, lúc đó không ai thắc mắc về chuyện này. Vấn đề là nghĩa vụ như thế nào, thì có hai quan điểm. Một bên, mà đại diện là Uỷ ban Vật giá Nhà nước, cho rằng giá mua nông sản do họ tính đã đảm bảo có lãi cho nông dân rồi. Công thức tính của họ thì không sai, khó bắt bẻ lắm. Nhưng tại sao nông dân vẫn kêu, đến nỗi có nơi không ai muốn gặt lúa nữa? Trần Phương quyết định cho Viện Kinh tế học tiến hành nghiên cứu độc lập về vấn đề này. Đi vào thực tế của nhiều cơ sở, các nhà nghiên cứu của Viện phát hiện ra rằng hoá ra cách tính của Uỷ ban Vật giá Nhà nước là sai, vì chỉ dựa trên những giả định về những giá đầu vào, thấp hơn nhiều so với giá thực tế. Với giá mua đó, nông dân không thể tái sản xuất được. Những bài nghiên cứu của Viện Kinh tế học đã được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Nhưng tiếng nói chính thống thì vẫn thuộc phía Uỷ ban Vật giá Nhà nước. Như vậy thì phải xuất tướng. Không còn là sự tranh luận về học thuật nữa, mà là sự đối đầu giữa Viện Kinh tế học và Uỷ ban Vật giá Nhà nước. Cả hai bên đều phải giải trình trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những cách tính toán của mình. Phải nói rằng đối với Trần Phương thì đây là một sự lựa chọn vừa có lương tri, vừa dũng cảm, vì vào thời kỳ đó, đụng đến hệ thống giá là húc đầu vào một tảng "bê tông" kiên cố, có thể bị chụp cho vô khối thứ "mũ" oan khiên. Viện trưởng Viện Kinh tế học đã vạch rõ những cái sai của Uỷ ban Vật giá Nhà nước trước Bộ Chính trị. Trần Phương kể lại: "Khi mình trình bày, tất cả các uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều ngồi im nghe, không ai nói một câu, dường như quả bom mình cho nổ quá bất ngờ! Riêng ông Trường Chinh thì nhìn mình, mỉm cười."

       Sau sự kiện này, năm 1976 ông Trần Phương được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội thương, sau đó làm Phó thủ tướng phụ trách 6 bộ, trong đó có cả Uỷ ban Vật giá Nhà nước.

       Còn đối với chế độ thu mua nghĩa vụ về thịt lợn, định mức mỗi lao động nông nghiệp phải bán cho Nhà nước 8kg/người/năm, theo giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Khổ nhất là những hộ nông dân không nuôi lợn. Khoảng 20% số hộ nông dân thuộc loại đó. Họ phải mua lợn của hàng xóm theo giá thị trường, để bán cho Nhà nước theo giá nghĩa vụ! Trần Phương lúc đó đã có lần dám gọi nghĩa vụ bán lợn cho Nhà nước là một thứ "cống vật" - một khái niệm của thời phong kiến. Ông đã nhiều lần phản ánh với Tổng Bí thư, và Tổng Bí thư đã phê phán Chính phủ gay gắt. Nhưng sự cải thiện chỉ diễn ra rất dè dặt. Nguyên nhân vì Bộ Tài chính không sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn cho việc nâng giá thu mua lợn. Chỉ khi Trần Phương được cử giữ chức Phó thủ tướng phụ trách phân phối lưu thông năm 1982, ông mới đặt ra trước Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng kiến nghị bãi bỏ nghĩa vụ thịt lợn đối với nông dân.

       Chỉ với riêng hai việc "tày đình" đó cũng đáng ghi nhận rằng Trần Phương có công lao lớn đối với nông dân, mặc dầu sau này chẳng có người nông dân nào biết được rằng đã có những ai "cởi trói" cho họ.

       Vào năm 1979, ông chuyển sang làm Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ở đây, ông đã làm một việc tày đình nữa là dám cắt bỏ hàng mấy chục dự án đầu tư của các ngành và các địa phương, vì ông thấy đầu tư không có hiệu quả.

       Đến năm 1981, ông được tái cử làm Bộ trưởng Bộ Nội thương. Ở đây ông đã thực thi nhiều tư tưởng kinh tế mà ông nung nấu từ thời ở Viện Kinh tế học. Trong đó có một việc "tày đình" nữa là dẹp bỏ các cửa hàng cung cấp đặc biệt ở Nhà thờ, Tôn Đản, Vân Hồ, Đặng Dung, điều mà cũng phải dũng cảm lắm mới dám làm. Nhậm chức Bộ trưởng chưa đầy một tháng, ông đã trình Bộ Chính trị một bản kiến nghị nổi tiếng: "Kiến nghị về cải tiến quản lý thương nghiệp". Trong đó ông vạch rõ: Với cơ chế "mua như cướp, bán như cho" hiện hành thì ngành thương nghiệp hoàn toàn bị tê liệt. Để cởi trói cho ngành thương nghiệp, ông kiến nghị: bãi bỏ chế độ tem phiếu, bãi bỏ hệ thống giá cung cấp và hệ thống giá thu mua, cho phép ngành thương nghiệp mua theo giá thỏa thuận, bán theo giá tự do. Thời đó thì bản kiến nghị này là "phát súng thần công" bắn vào cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nó gây ra một cuộc tranh luận hết sức căng thẳng trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Cuối cùng, nó chỉ được chấp nhận một cách dè dặt: chế độ cung cấp bị thu hẹp một phần, ngành thương nghiệp có thêm một số quyền tự do hành động. Phải 5 năm sau, khi ông giữ chức Phó thủ tướng phụ trách phân phối lưu thông thì bản kiến nghị của ông mới giành được sự đồng tình ủng hộ của các bộ có liên quan, dẫn tới cuộc cải cách giá và lương năm 1985. Kết quả là: hệ thống giá được tự do hoá, tiền lương được tiền tệ hoá, mọi hoạt động mua và bán đều theo giá thị trường. Nhưng cuộc cải cách đã dẫn đến một đợt lạm phát phi mã và vì thế, ông được miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng.

       Khi Trần Phương thôi giữ chức Phó thủ tướng sau cuộc tổng điều chỉnh giá năm 1985, tôi có viết và cho đăng một bài về số phận và con đường của Vương An Thạch, một nhà cải cách lớn của Trung Quốc thời nhà Tống. Tôi muốn nhân đó thử cùng nhau suy ngẫm về thân phận của những nhà cải cách nói chung: đã dấn thân đi đầu trong một cuộc chuyển đổi lớn, thì chuyện nửa đường đứt gánh là thường tình. Rồi cái gánh đó sẽ được người sau gánh tiếp vào lịch sử... Sau khi đăng, tôi có đưa cho Trần Phương xem. Đọc xong, ông trầm tư và nói ngắn gọn: "Ừ! Nó như thế đấy cậu ạ! Nhưng đem so cái thiệt của một cá nhân với cái được của cả xã hội thì vẫn chẳng có gì đáng tiếc".

*

       Tôi vẫn nhớ, có lần, vào khoảng 1983 - 1984, ngay từ khi ở đỉnh cao của quyền lực, Trần Phương đã nói với tôi: "Kể ra làm Phó thủ tướng vài năm để thi thố những tài năng của mình cũng là điều thú vị chứ cậu? Sau đó tớ  sẽ trở về làm nghề gõ đầu trẻ. Đó cũng là một trong những nghề tớ thích nhất trên đời...". Điều ông nói hôm đó sau này đã trở thành lời tiên tri. Khi về nghỉ hưu ở tuổi 65, ông bắt tay vào thực hiện mơ ước đó. Và khác với cái mơ ước viết văn 40 năm trước, lần này ông đã toại nguyện. Từ năm 1996, ông đứng ra thành lập trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. Đây cũng là một trong những nơi quy tụ nhiều nhân tài nhất trong lĩnh vực kinh tế của đất nước: năm chục giáo sư, tiến sĩ, trong đó có một chục vị đã từng giữ chức Bộ trưởng, Thứ trưởng, đã về đây làm việc cùng ông.

       Có câu hát quan họ "Còn duyên kẻ đón người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Ông quả là đã thôi quyền lực, thôi khả năng ban phát chức tước và lợi ích cho người khác rồi. Nhưng nhân tài vẫn về với ông. Những người đồng sự cũ vẫn không để ông "một mình". Hẳn là trong thời gian ông cầm quyền, từ Viện trưởng Viện Kinh tế học cho tới Phó thủ tướng, ông đã để lại những dấu ấn và những cảm tình không phai mờ nơi những người cộng sự. Bởi lẽ đó, và có lẽ cũng chỉ bởi lẽ đó thôi, mà đến khi cả quyền, cả chức đã hết, thì tình nghĩa vẫn đầy. Hoá ra ông vẫn còn "duyên"./.

Đặng Phong [100 Years-VietNam National University,HaNoi]



  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
gnqr16

Nội dung các bình luận
 
Tiêu đề: Tu do Tu Tuong   Người gửi: Yeu Su That Email: trthnguyen@icloud.com
   Nam nay toi 63 tuoi, sinh ra va lon len o mien nam vn, da nem trai 8 nam de nhat cong hoa, 8 nam de nhi cong hoa, 9 nam XHCN. Nam 1985 toi dinh cu o Canada, da ve tham vn nhieu lan, moi lan ve thi thay co tien bo hon, nhung chi tiec la khung canh thien nhien, xanh tuoi cua vuon que ngay cang mat di. Neu hoi toi trong 3 thoi ky da qua toi thich thoi ky nao, thi toi khong dam tra loi o vn, toi chi dam tra loi o Canada. Toi khen ong Tran Phuong dam noi len suy nghi cua minh.
 

Các tin khác
  + 3 đoàn viên, thanh niên họ Vũ - Võ nhận Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022 (06/03/2023)
  + Cuba vinh danh nhà báo-dịch giả, nguyên cán bộ TTXVN Vũ Văn Âu (15/02/2023)
  + Nhìn lại quá trình công tác của nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vũ Oanh (01/12/2022)
  + Lời Cảm ơn của gia quyến ông Vũ Mạnh Hà (25/01/2022)
  + Kỹ sư Vũ Mạnh Hà - Người tiên phong kết nối dòng họ (21/01/2022)
  + Lời Cám ơn của gia đình tại Tang lễ Giáo sư Vũ Khiêu (12/10/2021)
  + Giáo sư Vũ Khiêu viết văn tế Tổ Mẫu (10/10/2021)
  + Cuộc đời GS Vũ Khiêu trong ký ức cháu đích tôn: "Ông không bao giờ nghỉ, làm việc đến phút cuối đời" (04/10/2021)
  + Cụ Vũ XuânTròn trọn việc nước, việc nhà (01/06/2020)
  + Xã Đức Hòa, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh: Nơi những người hùng mang dòng họ Võ (29/07/2017)
  + Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa giành 5 giải Kiến trúc xanh ở Mỹ (05/05/2017)
  + GS.TS. NGƯT Vũ Triệu Mân: Cả đời say mê nghiên cứu về các virus thực vật (25/04/2017)
  + GS.TS, NGND Vũ Tuấn - Một người thầy lớn (24/11/2016)
  + Thế hệ vàng Việt Nam - Vũ Minh Hiếu: Từ ngôi sao sân cỏ đến người dẫn đường cho Tổng thống Putin (05/07/2016)
  + NS Võ Nguyễn Hoài Linh nhận danh hiệu NSƯT, NS Vũ Tự Long được vinh danh NSND (05/01/2016)
TIN MỚI NHẤT
Người thầy họ Vũ với ba vị đại khoa triều Lê sơ Người thầy họ Vũ với ba vị đại khoa triều Lê sơ
Kế hoạch tổ chức và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, BTC Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X Kế hoạch tổ chức và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, BTC Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X
Điều lệ Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X - năm 2024 (Dự thảo) Điều lệ Giải Bóng đá Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ X - năm 2024 (Dự thảo)
Tìm phần mộ liệt sĩ Vũ Hữu Thư quê Đan Giáp,Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương Tìm phần mộ liệt sĩ Vũ Hữu Thư quê Đan Giáp,Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương
Hoàng giáp, Thượng thư Vũ Quỳnh - tấm gương về khuyến học, khuyến tài Hoàng giáp, Thượng thư Vũ Quỳnh - tấm gương về khuyến học, khuyến tài

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ  WWW.HOVUVOVIETNAM.COM

(Quyết định Thành lập ngày 11/11/2008 do cố GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch Danh dự HĐDH  Vũ - Võ Việt Nam ký)

Người Sáng lập, Trưởng Ban biên tập: Vũ Xuân Kiên
Hotline / Zalo/Viber: 0934517666 - Email: vuxuankien286@gmail.com - Facebook:
Vũ Xuân Kiên

Group "DÒNG HỌ VŨ VÕ VIỆT NAM" trên mạng xã hội Facebook: www.facebook.com/groups/hovuvovietnam/
Fanpage "Dòng Họ Vũ Võ Việt Nam":
www.facebook.com/DongHoVuVoVietNam/

Bản quyền thuộc về www.hovuvovietnam.com - © 2008-2024. Ghi rõ nguồn: www.hovuvovietnam.com khi phát hành lại thông tin từ website này.