Dương Quốc Khôi :
Dạ e là bạn a Vũ Hải Lâm (Lâm Súng Hải Phòng - Lâm USD). Em rất ngưỡng mộ dòng tộc Vũ-Võ.
HBH :
Dạ con/cháu/em xin phép tìm nhánh Võ Hy của cụ Võ Liêm ở làng Thần Phù Huế
ạ. Xin cám ơn
vũ đình diện :
tổ tiên tôi tên là vũ chính trực chạy từ quận thái nguyên vào nghệ an nay tôi đăng lên đây không biết dòng họ vũ võ nào có tài liệu của dòng họ tôi ko
Võ Như Hoàng Phước :
Như Vũ Phong bên trên có nói, từ thời HBT đã có họ Vũ, rồi bao nhiêu họ Vũ/Võ không phải từ ông cụ Vũ Hồn mà phát sinh ra. Ở đây mình cũng không thấy cây phả hệ đầy đủ từ dòng họ Vũ (Hồn). Như họ Võ Như của mình ở Quảng Nam thì lại phát tích từ ông Võ Như Phô, con ông Võ Như Oanh di cư từ miền bắc (không rõ tỉnh) vào từ năm 1667. Việc tìm hiểu cội nguồn cũng chưa đến điểm mấu chốt. Một số ông/bác trong tộc họ dẫn về tộc Vũ/Võ với cụ tổ Vũ Hồn nhưng không có cây phả hệ để thấy sự gắn kết này. Mong một ngày sẽ có cây phả hệ để mọi con dân họ Vũ/Võ có thể biết dòng máu trong mình từ đâu ra. Trân trọng.
Vũ Phong :
Tôi thấy từ thời Hai Bà TRưng đã có họ Vũ ,Các bác có thể xem sự tích tướng quân Bát Nàn.Nên nói họ Vũ ở ViệtNam xuất phát kỷ 13 -Với Ông tổ là Vũ Hồn ,là không thuyết Phục.
Fortressnbb :
"Julia's Garland" (fr. Guirlande de Julie)
Vũ Thanh Giang :
Dòng họ làm nên bao tuyệt tác thời đương đại với nhiều địa vị xã hội khác nhau sinh ra một anh tú văn khúc tính quân làm nền thời đại quân chủ
Vũ Ngọc Chiến :
Cháu muốn xin file ảnh của thủy Tổ Vũ Hồn bản chuẩn để in. Các bác có hỗ trợ cháu với ạ! (Gmail: vungocchienhd@gmail.com) Cháu cảm ơn nhiều
Vũ Ngọc Trân, Nha Trang :
Đề nghị cho biết số điện thoại của ông Vũ Trọng Hoàng, BLL dong họ Vũ, huyện Tinh Gia, Thanh Hóa. Tôi muốn liên lạc để tìm gốc gác họ Vũ Duy ở t Vĩnh Lại, x Vĩnh Tuy, h Bình Giang, t. Hải dương. Tương truyền dòng họ này xuất phát từ làng Hải Hán , Tĩnh Gia , Thanh Hóa , ra Hai Dương từ nam 1690. Đến khoảng đầu TK20 còn giữ liên lạc với bà còn trong lang Hải Hán. Nay không tìm về quê được do gia phả thất lạc và tên làng Hải Hán đã thay đổi, không xác định được thôn nào xã nào ngày nay. Kinh mong giúp đỡ . Xin trân trọng cảm ơn
VŨ HỒ VŨ :
Xin chào,
Gia đình chúng tôi đã vào Nam từ đời Ông Bà. Hiện không cò thông tin với giồng tộc.
Gia đình chúng tôi thuộc dòng "VŨ ĐÌNH". Rất mong có thể tìm được thông tin và Phả Hệ để có thể Bái Tổ.
Nếu có được thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email : vuhovu2016@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn
võ hoàng Phong (Vũ Phong :
chi họ mình ở xóm đông Thành, xã Vĩnh Thành, yên thành, Nghệ an
mình sống và làm việc tại TP.HCM, ngay trong chi họ mình và cả gia đình mình người thì mang họ Vũ, người mang họ Võ, dù biết đây chỉ là một, tuy nhiên khi dòng họ này di cứ đến đất Nghệ An thì cần thống nhất mang tên họ Võ, ko nên lẫn lộn vì quá phiền phức với các thủ tục hành chính rồi, va sứ mệnh lịch sử đã trao cho vậy rồi thì cứ mang tên họ cho đúng với lịch sử, với vùng miền.
dòng họ mình là dòng họ lớn, có tâm và có tầm, cần phát huy và kết nối
số đt mình 0941886979
Vũ Ngọc Ninh :
sáng nay có ng xưng ban liên lạc dòng họ Vũ mời mua sách của dòng họ . số đt 0862049828 ; họ bảo sách phát hành ở 193 Phan Huy Chú Q Hai Bà Trưng ( đc này ảo ) . giá cũng 400k . ban liên xạc xác nhận lại giúp xem đúng ko nha .
Vũ Minh Tuân :
Sáng nay có người tên xưng tên Vũ Thế Hải SĐT: 0854 458 587, giới thiệu là người trong BLL dòng họ ở 38 Hàng Chuối - Hà nội và bán sách lịch sử dòng họ 400.000 đồng/bộ. Xin BLL xác nhận giúp. Xin cảm ơn
Vũ Văn Sơn :
Tôi xin góp ý với Ban quản trị nên thêm một mục thông tin ban điều hành dòng họ để cho cộng đồng dòng họ còn biết cá nhân nào đang giữ cương vị gì trong ban tổ chức điều hành của dòng họ cho tiện liên hệ. Vào trang thông tin mà mù mờ tìm kiếm thông tin thấy khó quá
trandat :
em có việc cần liên hệ với trưởng thôn Mộ Trạch, admin hay ai có sđt thì làm ơn cho em xin với ạ. Em cám ơn!
vuhao21 :
anh em nao hoc cntt thi vao w3schools hoc nhe!chao than ai
Vũ Thu Trang :
ai cho mik bt thêm về những nét văn hóa liên quan tới đền thờ vũ cố đc ko
Vũ Văn Tuấn :
Cháu thấy mọi thông tin đầy đủ, nhưng những cuốn sách nói về dòng họ VŨ VÕ nên chuyển sang bản điện tử PDF để cho mọi người có thể tải xuống đọc. Nhiều người biết đó là điều tốt, đây là dự án làm sách điện tử rất cần thiết vì nó có sức lan toả nhanh nhất.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Võ Chí Thành :
Con Cháu họ Vũ Võ Việt Nam muốn tìm hiểu và trở về cội nguồn thăm quê cha đất tổ ạ! 0899242688
Vũ Hồng Hải :
Cháu ở Hải Dương, sn 92, muốn tìm hiểu nghiên cứu về đời xưa, cụ tổ của mình
Vũ Võ Chí Dũng :
Hiện mình đang sống tại Qui Nhơn, Bình Định. Cho hỏi số đt hay địa chỉ của trưởng họ Vũ Võ tại Qui Nhơn, Bình Định đc ko ạ ? SĐT: 0963579007. Thanks
Hoàng Hoa :
Thanh phong bạn đã bị lừa đảo
Tiền quyển gia phả chỉ có 100k thôi nhé - chính thống luôn cần liên lạc ban quản lý di tích dòng họ vũ làng mộ Trạch hoặc trưởng thôn
Bùi Mạnh Hùng :
Xin kính hỏi quý vị. Tôi rất băn khoăn ko biết là viết hộ đến chi rồi đến phái đến nhánh hay là họ đến phái đến chi đến nhánh. Mong bậc bề trên chỉ bảo dua. Chân thành cảm ơn
Vũ Xuân Tùng :
Mỗi lần con cháu ở xa về, tìm đến mộ cụ Vũ Vĩnh Thái, Mộ Trạch, Đống Dờm nhưng khó quá, mong ban tổ chức thêm cho chức năng định vị các địa danh này để con cháu thuận tiện hơn khi về thăm đất tổ
Võ Văn Bình :
Thuân Lộc Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Anh Nguyen :
Co ai o gan cho minh hoi tham bac Vu Thien Huu con khoe khong? Minh la khach hang cua bac Huu cach day nhieu nam roi, nhung con giu tinh cam quy trong.
Võ Thành Quân :
Xin các vị tiền bối Họ tộc Vũ-Võ cho con xin thỉnh giáo. do ông nội mất sớm nên không thể hỏi được ông. hiện nay trong họ tộc có một số chi có danh xưng "Thái Nguyên Quận" nghĩa là gì? xin các vị chỉ bảo và đừng chê trách tiểu bối
Vũ Đắc Dũng :
Xin chào
Vũ Hữu Thọ :
Xin chào dòng họ Vũ - Võ. Tôi xin hỏi nhà thờ họ Vũ - Võ ở Thái Bình địa chỉ như thế nào ạ
vu dinh tuong :
muon tim lai noi coi nguon ma kho qua , em o son la . dc biet ong noi em theo ba cu len day tu lau lam roi . chi biet que o duoi xuoi
Nguyễn Xuân hảo :
Xin kính chào quý vi dòng họ Vũ.
Cháu/anh/em không phải con cháu dòng họ Vũ nhưng hiện tại đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội với đề tài "Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập" của cụ Vũ Huy Đĩnh nhưng tư liệu về con người và sự nghiệp của cụ sưu tầm không được nhiều. Vậy các cụ/ông/bà/anh em dòng họ Vũ có xin cho để bổ sung hoàn thiện về cụ Đĩnh. Thông tin: 0974476288
Vũ Nam Hà :
Thân ái chào add trang web và bà con Dòng họ Vũ - Võ.Rất vinh hạnh dòng họ Đinh Vũ của tôi có nguồn gốc từ họ Vũ ở Mộ trạch. Những dòng họ đã đổi tên có được xem cùng nguồn gốc họ Vũ- Võ không ạ.
võ thái hiệp :
Tôi muốn tìm hiểu về quan cửu phẩm họ võ_ vũ cuối cùng của phong kiến ở tuy phước, bình định.
Vũ Hoài Phương :
Tôi có nhận được điện thoại của Ban Liên lạc dòng họ Vũ-Võ VN về việc đề nghị ủng hộ mua sách ghi công danh những người thành đạt và có nói tôi cũng được ghi danh trên quyển sách đó giá 350K, việc làm đó có phải Ban liên lạc đề ra chủ trương hay không? bản thân tôi cũng nghi ngờ việc làm này lắm. Có ai biết xin cho thông tin cụ thể, thành viên ban liên lạc và sđt
vũ đăng hân :
quang khải tứ lộc hải hưng cũ nay đổi thành quang khải tứ kỳ hải dương ai nguồn gốc ở hải dương thì alo nhé
vũ đình mạnh :
mình rất tự hào về dòng họ vũ-võ mình tự nhủ sẽ cố gắng để giúp đỡ nhiều cho dòng họ
Nguyễn Thị Thúy Hà :
quá hay
Nguyễn Cao Minh :
quá hay
võ nguyễn đồng khuyến :
tìm ra cội nguồn thật là hạnh phúc
Vóc Thị Than Thuý :
Mình rất tự hào về dòng họ Võ - Vũ
vũ đức thịnh :
xin chào tất cả mọi nguòi nhé xin hỏi có bạn nào họ vũ làm nghè tái chế hạt nhụako vạy có thì mình giao lưu nhé sdt 0977766847
Vũ Thị Thùy :
Tự hào mang trong mình dòng máu học Vũ-Võ!
Vũ Thị Quỳnh Anh :
Tuy không phải dòng họ đế vương nhưng họ Vũ - Võ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc cùng nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của đất nước, rất đáng tự hào!
Vũ Đức Quý :
Xin kính chào bà con cô bác, anh chị em dòng họ Vũ Võ ạ! Ngày 10/2 vừa rồi mình có về thăm quần thể nhà thờ và mộ Tổ. Thật đẹp! Trang nghiêm và yên bình! Cảm thấy hãnh diện và đầy tự hào về lịch sử và truyền thống của dòng họ! Thật vinh dự và tự hào là con cháu dòng họ Vũ!
vũ tú nam :
Chào add.mình là người lý nhân hà nam.cũng đã dc nghe về họp họ vũ võ hàng năm tại hải dương rồi nhưng chưa có thời hian để tham gia được.mình rất hi vọng sẽ có cơ hội để tham gia cùng mọi người.rất vui được làm quen với mọi người.
Họ tên :
mình là võ tá vỹ ko biết mình có thuộc dòng họ võ tá ko
Vũ Văn Tùng :
Thanh Xuân- Thanh Hà - Hải Dương.
Mình hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn.
Chào các anh/chị/em ạ!
Vũ Thị Bích Phương :
Chào các cô/các chú/các bác/các anh chị em, em thuộc dòng hộ Vũ Hữu ở Xã Hữu Bằng,Thạch Thất,Hà Nội ạ :)
Vũ Thành Trang :
nguyên quán : Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội
xin cho cháu hỏi muốn liên lạc với cộng đồng dòng họ Vũ Võ TP HCM thì liên lạc với ai và ở đâu ạh , hiện cháu đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM
Vũ Thị Thiên :
cháu năm nay 16t, trước đây cháu từng nghe bố bảo họ Vũ nhà cháu gốc ở Hải Dương, nhưng bây giờ mới tìm ra trang web của dòng họ, cháu rất tự hào ạ
TS. Vũ Xuân Trường :
Tôi nghe nói chủ nhật tuần này sẽ tiến hành Đại hội Họ Vũ- Võ Việt Nam. Tôi muốn tham dự có được không
Văn hoá làng Việt và sự phát triển Văn hoá làng Việt và sự phát triển , Trang thông tin điện tử www.hovuvovietnam.com
Làng, như nhiều học giả đã xác nhận, đó là từ thuần Việt. Đây là điều thật đáng lưu ý. Khác với xã, thôn là những từ Hán - Việt, làng có cội nguồn từ chính đời sống Việt Nam và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt. Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng đồng cố kết trên cơ sở một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó.
Những thành viên được phân định vai trò của mình thông qua vị trí là dân bản quán hay dân ngụ cư, gắn kết về mặt huyết tộc nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng đồng này có lối sống riêng và thường là đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức và truyền thống so với các cộng đồng khác.
Không phải tự nhiên mà chúng ta có làng. Trong quá trình lịch sử dài lâu của sự tồn tại và phát triển, cùng với việc xử lý những tình huống gay go của nhu cầu chống thiên tai, địch họa mà cộng đồng làng được hình thành. Làng Việt là kết quả tiến triển tự nhiên của tổ chức công xã. Làng thường có nhiều chòm, xóm (chòm, xóm cũng là những từ thuần Việt). Nhưng cộng đồng chòm, xóm không có được những đặc trưng độc lập về văn hóa, do vậy chòm, xóm chỉ là những thành phần của cộng đồng làng.
Trong lịch sử, làng không phải là một đơn vị hành chính. Xã, trải qua nhiều thể chế chính trị, mới là đơn vị hành chính. Xã không phải là từ thuần Việt mà là từ Hán - Việt. Xã có thể chỉ bao gồm một làng. Nhưng thường thường xã bao gồm vài ba làng. Xã không phải là cái gì đó cao hơn hoặc quyền uy hơn làng, mà là một thực thể xã hội khác, mang cấu trúc chính trị - xã hội khác với làng.
Về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn đối với người dân, người nông dân bình thường của hàng bao thế kỷ, thì người ta chỉ biết có làng. Các chỉ, dụ, luật pháp.... của triều đình; các thể chế, quy định của xã, thôn ... hết thảy đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Dù dưới triều đại nào, dù phải ứng xử với người cai trị là bản địa hay ngoại bang, thao văn minh phương Đông hay phương Tây, làng vẫn tồn tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó.
Cái làm nên sự cố kết cộng đồng đặc thù ấy chính là văn hóa làng.
Tính chất khoa học của khái niệm văn hóa làng thể hiện ở chổ, dù phân loại theo kiểu nào người ta cũng khó có thể đồng nhất phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động và ứng xử .... của cộng đồng làng với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những cộng đồng đặc biệt gần gũi như xã, hoặc các cộng đồng theo đơn vị hành chính, xã hội hoặc tôn giáo.
Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng.
Mỗi con người Việt Nam, như chúng ta đều biết, nếu có được cái may mắn là sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề nay hay nghề kia; dù mang quốc tịch này hay quốc tịch khác ... cũng đều khó có thể thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng ...cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân.
"Phép vua thua lệ làng" thành ngữ này hầu như mọi người Việt Nam đều biết. Đành rằng thành ngữ này có cái dở của nó, như phản ánh sự tản mạn, cục bộ của một xã hội tiểu nông, nhưng đừng nghĩ rằng ở đây không hề có ý nghĩa tích cực nào. Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng. Lịch sử cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có chỗ đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng.
Chính từ thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa làng. Xác định sự tồn tại hiện thực của văn hóa làng là sự phát triển phù hợp với sự tiến triển của các ngành tri thức về văn hóa. Có lẽ chỉ khi đặt trong tươgn quan với các dạng thức văn hóa vùng và các loại văn hóa cộng đồng khác, chúng ta mới thấy rõ hơn tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng. Với cộng đồng làng, tính tự lập và tự quản thể hiện rất rõ. Mối quan hệ vừa gia trưởng vừa dân chủ (dân chủ làng xã) giữa các cá nhân thể hiện trong sự đang xen với các quan hệ huyết thống và vị trí của người bản quán và người ngụ cư. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên đối với làng cũng được căn cứ vào những quan hệ phức tạp này mà triển khai thực hiện.
Về mặt kinh tế, do tính chất tự lập, tự quản mà làng là một đơn vị quản lý rất có quyền lực (đương nhiên, quyền lực này dẫu lớn cũng không vượt ra khỏi trình độ chật hẹp của một nền sản xuất khép kín và có phần tự cấp, tự túc). Trong lịch sử, làng thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ riêng. Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội, có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác.
Mỗi làng thường có đình, miếu, có làng về sau còn có chợ. Những thiết chế nhà không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng đồng ... của các thành viên trong làng. Chính ở đây các hoạt động văn hóa tinh thần của làng cũng được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Theo cố học giả Trần Đình Hượn thì "Tranh làng Hồ, hát quan họ không những có gốc làng mà còn có quy mô làng ... Ngay cả văn hóa cung đình cũng chỉ là tập hợp kỹ xảo của các làng".
Làng, có thể nói là cộng đồng văn hóa rất riêng, nhưng cũng rất chung trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Aá. Cái riêng của từng làng thì thể hiện tương đối rõ ở từng tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức ứng xử riêng ....Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có một "mẫu số chung" làm nên khuôn thước văn hóa làng.
Khuôn thước văn hóa làng, dù hiện diện một cách mờ nhạt hay rõ rệt thì cũng đều là hành trang cho sự tiến bộ của con người Việt Nam hiện đại.
GS.TS Nguyễn Duy Quý
Bình luận của bạn
Nội dung các bình luận
Tiêu đề:
???????????? Người gửi: pham hoang hai
Email: doiemmaimai_nhoem@yahoo.com
Những thành viên được phân định vai trò của mình thông qua vị trí là dân bản quán hay dân ngụ cư, gắn kết về mặt huyết tộc nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng đồng này có lối sống riêng và thường là đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức và truyền thống so với các cộng đồng khác.
Không phải tự nhiên mà chúng ta có làng. Trong quá trình lịch sử dài lâu của sự tồn tại và phát triển, cùng với việc xử lý những tình huống gay go của nhu cầu chống thiên tai, địch họa mà cộng đồng làng được hình thành. Làng Việt là kết quả tiến triển tự nhiên của tổ chức công xã. Làng thường có nhiều chòm, xóm (chòm, xóm cũng là những từ thuần Việt). Nhưng cộng đồng chòm, xóm không có được những đặc trưng độc lập về văn hóa, do vậy chòm, xóm chỉ là những thành phần của cộng đồng làng.
Trong lịch sử, làng không phải là một đơn vị hành chính. Xã, trải qua nhiều thể chế chính trị, mới là đơn vị hành chính. Xã không phải là từ thuần Việt mà là từ Hán - Việt. Xã có thể chỉ bao gồm một làng. Nhưng thường thường xã bao gồm vài ba làng. Xã không phải là cái gì đó cao hơn hoặc quyền uy hơn làng, mà là một thực thể xã hội khác, mang cấu trúc chính trị - xã hội khác với làng.
Về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn đối với người dân, người nông dân bình thường của hàng bao thế kỷ, thì người ta chỉ biết có làng. Các chỉ, dụ, luật pháp.... của triều đình; các thể chế, quy định của xã, thôn ... hết thảy đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Dù dưới triều đại nào, dù phải ứng xử với người cai trị là bản địa hay ngoại bang, thao văn minh phương Đông hay phương Tây, làng vẫn tồn tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó.
Cái làm nên sự cố kết cộng đồng đặc thù ấy chính là văn hóa làng.
Tính chất khoa học của khái niệm văn hóa làng thể hiện ở chổ, dù phân loại theo kiểu nào người ta cũng khó có thể đồng nhất phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động và ứng xử .... của cộng đồng làng với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những cộng đồng đặc biệt gần gũi như xã, hoặc các cộng đồng theo đơn vị hành chính, xã hội hoặc tôn giáo.
Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng.
Mỗi con người Việt Nam, như chúng ta đều biết, nếu có được cái may mắn là sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề nay hay nghề kia; dù mang quốc tịch này hay quốc tịch khác ... cũng đều khó có thể thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng ...cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân.
"Phép vua thua lệ làng" thành ngữ này hầu như mọi người Việt Nam đều biết. Đành rằng thành ngữ này có cái dở của nó, như phản ánh sự tản mạn, cục bộ của một xã hội tiểu nông, nhưng đừng nghĩ rằng ở đây không hề có ý nghĩa tích cực nào. Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng. Lịch sử cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có chỗ đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng.
Chính từ thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa làng. Xác định sự tồn tại hiện thực của văn hóa làng là sự phát triển phù hợp với sự tiến triển của các ngành tri thức về văn hóa. Có lẽ chỉ khi đặt trong tươgn quan với các dạng thức văn hóa vùng và các loại văn hóa cộng đồng khác, chúng ta mới thấy rõ hơn tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng. Với cộng đồng làng, tính tự lập và tự quản thể hiện rất rõ. Mối quan hệ vừa gia trưởng vừa dân chủ (dân chủ làng xã) giữa các cá nhân thể hiện trong sự đang xen với các quan hệ huyết thống và vị trí của người bản quán và người ngụ cư. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên đối với làng cũng được căn cứ vào những quan hệ phức tạp này mà triển khai thực hiện.
Về mặt kinh tế, do tính chất tự lập, tự quản mà làng là một đơn vị quản lý rất có quyền lực (đương nhiên, quyền lực này dẫu lớn cũng không vượt ra khỏi trình độ chật hẹp của một nền sản xuất khép kín và có phần tự cấp, tự túc). Trong lịch sử, làng thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ riêng. Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội, có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác.
Mỗi làng thường có đình, miếu, có làng về sau còn có chợ. Những thiết chế nhà không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng đồng ... của các thành viên trong làng. Chính ở đây các hoạt động văn hóa tinh thần của làng cũng được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Theo cố học giả Trần Đình Hượn thì "Tranh làng Hồ, hát quan họ không những có gốc làng mà còn có quy mô làng ... Ngay cả văn hóa cung đình cũng chỉ là tập hợp kỹ xảo của các làng".
Làng, có thể nói là cộng đồng văn hóa rất riêng, nhưng cũng rất chung trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Aá. Cái riêng của từng làng thì thể hiện tương đối rõ ở từng tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức ứng xử riêng ....Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có một "mẫu số chung" làm nên khuôn thước văn hóa làng.
Khuôn thước văn hóa làng, dù hiện diện một cách mờ nhạt hay rõ rệt thì cũng đều là hành trang cho sự tiến bộ của con người Việt Nam hiện đại.